KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả trồng rừng dự án 661 giai đoạn 1998 đến 2010, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 79 - 84)

- Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ 1650 cây/ha đối với mô hình cây keo tai tượng và thông mã vĩ, mật độ 1300 cây/ha đối với mô hình thông

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

- Dự án 661 được tiến hành trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 đến 2010 với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn; Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa Lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, gòp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

- Sau 13 năm thực hiện Dự án, đến năm 2010 trên toàn huyện đã trồng được 15.409,5 ha rừng các loại, góp phần nâng độ che phủ rừng của huyện từ 30,9% (năm 1998) lên 52,8% (năm 2010). Tổng nguồn vốn cho thực hiện Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2001 là 17.401.138.663 đồng. Từ kết quả của dự án, đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn đồng bào là người dân tộc ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Góp phần đáng kể vào chương trình xoá đói, giảm nghèo. Từ đó làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện về công tác qủn lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tạo thuận lợi cho việc triển khai dư án trên địa bàn, Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm quan trọng quy định về kỹ thuật, loài cây trồng và suất đầu tư trồng rừng. Trong đó có 3 quyết định quan trọng là: Quyết định số 904/1998/QĐ-UB ngày 02 tháng 3 năm 1998 về việc thành lập Ban chỉ đạo Dự án trồng rừng 200.000 ha rừng giai đoạn từ năm 1998 đến

năm 2010 của tỉnh; Quyết định số: 999/QĐ-UB ngày 03 tháng 5 năm 1999 về việc thành lập Ban quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định số 4483/2001/QĐ-UB về việc phê duyệt Dự án tổng quan sử dụng đất có rừng và đất trống, đồi núi trọc tỉnh Quảng Ninh phục vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ giai đoạn 2000 – 2010.

Ngay sau khi triển khai thực hiện Dự án, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Bản hướng dẫn xây dựng thiết kế dự toán khâu lâm sinh Dự án 5 triệu ha rừng tỉnh Quảng Ninh với tổng chi phí đầu tư cho trồng rừng là 2,5 triệu đồng/ha; Năm 2003 Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh tiếp tục điều chỉnh suất đầu tư và đơn giá giống cây trồng thuộc Dự án 661, theo đó chi phí cho trồng rừng được nâng lên 4 triệu đồng/ha. Để phù hợp với tình hình thực tế về suất đầu tư và đơn giá giống cây trồng của Dự án, năm 2007 UBND tỉnh tiếp tục Ban hành Quyết định số 808/QĐ-UBND phê duyệt suất đầu tư và đơn giá cây trồng thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với chi phí của trồng rừng được nâng lên 5 triệu đồng/ha. Đến năm 2009, do biến động của thị trường nêm suất đầu tư trồng rừng 5 triệu/01 ha không còn phù hợp, vì thế UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2045/QĐ-UBND về Phê duyệt suất đầu tư trồng rừng và đơn gía cây giống trồng rừng Dự án 661 tại Quảng Ninh lên 10 triệu/01ha.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện loài cây được sử dụng để trồng rừng phòng hộ của huyện Tiên Yên được lựa chọn là Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông elliotii và Keo tai tượng. Ngoài ra, ở những nơi có điều kiện thuận lợi còn có thể trồng xen cây nông nghiệp trong những năm đầu để tăng cường hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho người tham gia trồng rừng.

+ Có 4 mô hình trồng rừng phòng hộ được áp dụng trong Dự án 661 tại huyện Tiên Yên. Các mô hình chủ yếu là trồng thuần loài các loài cây Thông elliotii, Thông mã vĩ, Thông nhựa và Keo tai tượng.

- Kết quả khảo sát đánh giá các mô hình trồng rừng phòng hộ cho thấy, hầu hết các mô hình đều có tỷ lệ sống cao, một số loài cây đạt tỷ lệ sống cao là Keo tai tượng, Thông mã vĩ., Thông elliotti...

+ Sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình đều ở mức trung bình và khá. Trên những điều kiện lập địa thích hợp, một số loài cây cho sinh trưởng tốt là Keo tai tượng, thông elliotii. Vì vậy, đã tạo nên một số mô hình thành công như: Keo tai tượng; mô hình thông elliotii, Thông mã vĩ,

- Để chỉ đạo thực hiện dự án và hướng dẫn về việc sử dụng nguồn vốn cho các hạng mục trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản pháp lý quy định về suất đầu tư: Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng trong dự án cũng được điều chỉnh nhiều lần, năm 2000 là 2.500.000 đồng/ha; năm 2003 là 4.000.000 đồng/ha; năm 2007 là 5.000.000 đồng/ha; đế năm 2009 đa nâng lên thành 10.000.000 đồng/ha. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cơ chế chính sách, suất đầu tư của tỉnh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, tuy nhiên suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng còn thấp và chưa theo kịp sự thay đổi của thị trường. Chưa phân biệt các dạng lập địa, các điều kiện trồng rừng khác nhau trong suất đầu tư, chưa có cơ chế hưởng lợi cho người dân từ rừng phòng hộ,…

- Bên cạnh đó còn có một số vấn đề tồn tại trong việc áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng hệ thống chính sách, suất đầu tư xây dựng rừng phòng hộ trong dự án 661 thể hiện:

+ Chất lượng giống một số nơi chưa đảm bảo; cơ cấu cây trồng ở một số địa phương còn chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, Nhiều mô hình lâm sinh chưa tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật về cách bố trí các cây trong mô

hình. Điều đặc biệt là ở một số nơi trồng quá sát nhau; Mật độ và cách bố trí trồng rừng còn quá đơn điệu, dập khuôn cho hầu hết các loài cây trồng rừng.

+ Hệ thống cán bộ phụ trách lâm nghiệp của tỉnh hiện nay còn rất thiếu; bên cạnh đó lương cán bộ còn quá thấp để có thể làm cho cán bộ yên tâm công tác và làm tốt nhiệm vụ của mình; Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng phòng hộ tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn quá thấp và chậm thay đổi theo biến động giá cả thị trường. Đặc biệt vẫn áp dụng chung cùng một suất đầu tư cho tất cả các loại mô hình trên tất cả các dạng lập địa có điều kiện trồng rừng khác nhau.

- Để nâng cao hiệu quả trồng rừng trên địa bàn huyện trong thời gian tới của các Dự án lâm nghiệp và của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn, cần áp dụng các nhóm giải pháp sau:

+ Về các biện pháp kỹ thuật cho trồng rừng: Cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về từng loài cây, trong từng mô hình lâm sinh trên từng dạng lập địa cụ thể, có hướng dẫn tỉa thưa cây trồn để mở tán, tạo không gian dĩnh dưỡng cho những cây trồng còn lại trong rừng phát triển, chú trọng những loài cây có triển vọng (Keo tai tượng, thông nhựa..) và các mô hình có triển vọng (Keo tai tượng, thông nhựa…);

+ Về cơ chế chính sách, suất đầu tư cho trồng rừng: Tăng suất đầu tư cho 01 ha rừng trồng, suất đầu tư cần phải bám sát giá thị trường và thay đổi tùy vào mức độ khó, dễ của việc trồng rừng, có cơ chế hưởng lợi cho người dân từ rừng trồng phòng hộ, trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng cần bố trí xen kẽ rừng phòng hộ với rừng sản xuất.

Tồn tại

*. Về thực hiện dự án:

- Dự án thực hiện chủ yếu ở nhiều nơi: vùng sâu, vùng xa, vùng cao; nơi địa bàn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, đồn bào dân tộc chủ yếu là

thiểu số, khó khăn về cơ sở hạ tầng và đời sống, sự phối kết hợp với các chương trình, dự án khác chưa đồng bộ; lợi ích về kinh tế và chính sách hưởng lợi từ rừng chưa cụ thể, nên chưa là động lực khuyến khích người dân cũng như các thành phần khác tham gia tích cực thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ Tiên Yên gặp khó khăm về vốn đầu tư cho trồng rừng. Về cơ cấu cây trồng tại một số nơi chưa thực sự phù hợp với đối tượng rừng phòng hộ; triển khai trồng rừng sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn do các đơn vị không có nguồn vốn đối ứng nên không vay được vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển.

- Chính sách giao đất, khoán rừng từ những năm trước đây còn nhiều bất cập, không dựa trên quy hoạch tổng thể; giao tràn lan, trong điều kiện dân không có vốn đầu tư trồng rừng, trong khi một số doanh nghiệp muốn đầu tư trồng rừng trên quy mô lớn lại gặp khó khăn do không có quỹ đất, việc thu hồi đất đã giao nhưng không sử dụng vào mục đích lâm nghiệp khó thực hiện.

*. Về thực hiện đề tài:

Do điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn nên khóa luận còn một số hạn chế như sau:

+ Chưa đánh giá được khả năng phòng hộ của rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Mới chỉ đánh giá về rừng trồng phòng hộ, chưa đánh giá được các mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh vào bảo vệ rừng trong Dự án 661.

+ Chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế mà dự án 661 mang lại.

Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả trồng rừng của các dự án lâm nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu cũng như những vùng có điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội tương tự; tác giả kiến nghị một số điểm như sau:

- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát rừng. Phân cấp cụ thể về công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp đối với các ngành, các cấp trên địa bàn. Thực hiện tốt hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các chương trình, mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần tăng cường kinh phí đầu tư trồng rừng phòng hộ, nhất là trồng rừng ngậm mặn ven biển vì đây là rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát bay và là nơi sinh sản và trú ngụ của các loài thuỷ sản chất lượng cao như: Cua, tôm, sò, ngán và các loài cá ...

- Duy trì chính sách khuyến khích đầu tư và tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các Dự án trồng rừng.

- Về cơ cấu cây trồng, trú trọng phát triển các loài cây có giá trị kinh tế cao, cây đa tác dụng và phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương; trồng rừng phòng hộ phải gắn với lợi ích kinh tế. Tăng cường đầu tư cho công tác khoa học kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và sản xuất.

- Sớm triển khai thực hiện trên địa bàn về chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm phát triển kinh tế trang trại đồi rừng, các mô hình nông lâm kết hợp canh tác trên đất dốc nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả trồng rừng dự án 661 giai đoạn 1998 đến 2010, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 79 - 84)