Điều kiện Kinh tế Xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả trồng rừng dự án 661 giai đoạn 1998 đến 2010, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 34)

3.1.2.1 Dân sinh

Huyện Tiên Yên có 11 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 10 xã và 1 thị trấn. Tổng dân số (Tính đến 31/12/2010) toàn huyện có 45.493 người với 10.690 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 16,1%o. Dân số nông thôn là 37.988 người chiểm 83,5 % dân số toàn huyện với 8.710 hộ, bình quân 4,3 người/hộ. Dân số đô thị là 7.505 người chiếm 16,5 % dân số toàn huyện với 1.980 hộ, bình quân 3,8 người/hộ.

Tiên Yên là huyện nhiều dân tộc cùng sinh sống hoà bình trong các công đồng thôn, xóm. Mật độ dân số bình quân 70,2 người/ km2, dân số phân bố không đều giữa các khu vực, mật độ dân số cao nhất tập trung ở Thị trấn Tiên Yên: 556 người/km2, mật độ dân số thấp nhất ở xã Hà Lâu: 13 người/ km2.

Thành phần dân tộc: Huyện Tiên Yên gồm 9 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Mường, Nùng. Trong đó dân tộc kinh chiếm 43,75 %, dân tộc Tày chiếm 15,8 %, dân tộc Sán chỉ chiếm 18,5 %, dân tộc Dao chiếm 20,1 % còn lại là các dân tộc khác.

3.1.2.2. Kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành và sự cố gắng vươn lên của nhân dân do đó kinh tế của huyện có bước chuyển biến rõ rệt. Trong đó nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển quan trọng: Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt. Nhờ sự phát triển mà những năm gần đây đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể: Giảm từ 18% năm 2005 còn 9,97% năm 2010 (hộ nghèo theo tiêu chí mới). Nhiều hộ có tích luỹ và mua sắm được tiện nghi có giá trị.

Cơ cấu phát triển kinh tế được chuyển dịch đúng hướng Nghị quyết Đại hội huyện đảng bộ lần thứ XXI đã xác định: "Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng Lâm - Nông - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế sẵn có của huyện". Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2008 là 3,45%. Tổng giá trị sản xuất qua các năm đều tăng.

3.1.2.3. Hiện trạng Xã hội, cơ sở hạ tầng

Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trình độ dân trí được đánh giá là không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, chưa có tích luỹ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mới bắt đầu hình thành. Hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn nhiều thấp kém, chưa thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây được sự quan tâm của UBND tỉnh cùng với sự cố gắng của chính quyền địa phương, đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình trọng điểm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

- Hệ thống giao thông

Tiên Yên là huyện nằm giữa trung tâm cụm miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi và chia thành 2 loại như sau:

+ Đường bộ: Gồm 3 đường Quốc lộ chính.

Quốc lộ 18A: Tính từ cầu Ba Chẽ đến xã Đông Hải, có chiều dài chạy qua huyện 36km.

Quốc lộ 18C: Bắt đầu từ trung tâm Thị Trấn đi huyện Bình Liêu là: 19 Km

Quốc lộ 4B: Bắt đầu từ Mũi Chùa đi huyện Đình Lập (Lạng Sơn) là: 29 km.

Ngoài ra, Tiên Yên còn có 01 tỉnh lộ chạy từ Ngã Ba xã Hải Lạng và huyện Ba Chẽ dài 3 km và khoảng 149 km đường liên thôn, liên xã và liên huyện .Trong đó có tới 90% tổng số tuyến đã được bê tông hóa bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân.

+ Đường thuỷ: Do có 2 nhánh sông Tiên Yên giáp nhau tại Thác Bưởi rồi đổ ra biển tại Cảng Mũi Chùa nên Tiên Yên có tới 37 km đường thuỷ rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển.

- Hệ thống thuỷ lợi

Trong những năm qua, các công trình thuỷ lợi của huyện đã được đầu tư xây dựng, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Tuy nhiên do diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ, không tập chung cùng với địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên hầu hết các công trình đều nhỏ, có khoảng 30% kênh mương chưa được kiên cố hoá mỗi mùa lũ đến hệ thống kênh mương và các phai đập bị sạt lở, xuống cấp nhanh chóng, hơn nữa do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thuỷ bị ảnh hưởng, lượng nước tích trữ rất hạn chế.

- Mạng lưới điện:

Hiện nay Tiên Yên có khoảng 90% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Khó khăn lớn nhất hiện nay là 1 thôn vùng sâu chưa được sử dụng điện

lưới Quốc gia mặc dù chiếm tỷ lệ rất thấp (10%) nhưng lại sống rải rác ở các thôn bản, số hộ ít vì nên việc kéo điện lưới vào các thôn bản này là hết sức khó khăn do tốn kém rất nhiều kinh phí, đường giao thông không thuận lợi, địa hình hiểm trở, dốc cao.

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Đến năm 2011, Tiên Yên có 100% xã/thị trấn đã có nhà bưu điện văn hoá, tại các điểm bưu điện văn hoá xã có các dịch vụ: Điện thoại cố định, bưu phẩm, bưu kiện, báo chí phục vụ miễn phí...Bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như chuyển phát nhanh bưu phẩm, tiền, lắp đặt điện thoại. Tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 15 máy/100 dân, số máy điện thoại cố định phát triển từ 2.872 máy năm 2005 lên 6.435 máy năm 2009. phát triển nhanh thuê bao dịch vụ Internet. Các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ internet cũng được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển làm cho đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Y tế, giáo dục:

+ Về y tế: Huyện Tiên Yên có 01 bệnh viện đa khoa cấp vùng, hệ thống cơ sở Y tế trong huyện được sự quan tâm đầu tư đến nay phát triển tương đối tốt, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của tuyến cơ sở. Đến nay 100% trạm y tế đã đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất, 100% trạm xã đảm bảo đủ biên chế, huyện đạt tỷ lệ 6 bác sỹ/10.000 dân (đạt 60% NQ), 5/11 trạm y tế có bác sỹ công tác tại trạm (đạt 100% NQ), số giường bệnh đạt 35 giường/10.000 dân (đạt 75% NQ). 12/12 đơn vị được công nhận chuẩn quốc gia y tế xã. Cùng với chăm lo đầu tư cơ sở vật chất, huyện đã quan tâm đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ thầy thuốc tạo sự chuyển biến mới trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

+ Về giáo dục: Hiện nay, 11/11 xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. 9/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. tiếp tục đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trường theo hướng

đạt chuẩn. trong 5 năm qua quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng, toàn huyện đã tăng số trường từ 27 trường lên 29 trường (tăng 5 trường so với đầu nhiệm kỳ). trong đó có 02 trường ngoài công lập (01 trường mầm non, 01 trường THPT). Huyện đã có 02 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 (tăng 2 trường), hiện đang xây dựng 4 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2010 và xây dựng 11 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 6 trường (đạt 20,69%). Công tác xã hội hoá giáo dục đi vào chiều sâu và có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và dậy nghề. Hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên và các Trung tâm học tập cộng đồng được củng cố, nâng cấp đã đáp ứng một phần hướng nghiệp và học nghề trên địa bàn.

3.1.2.4. Ngành nghề và mức sống

- Nông, lâm nghiệp

Trong cơ cấu kinh tế của toàn Huyện thì Nông - Lâm nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo chiếm tới 59,3%, còn lại 40,5% là Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong những năm qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp và chăn nuôi của huyện phát triển mạnh. Năm 2005 giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (GTSX) và chăn nuôi đạt 118.591,8 triệu đồng giá hiện hành (giá HH ). Năm 2008 đạt được 157.599,5 triệu đồng (giá HH). Tăng trưởng bình quân giao đoạn 2005-2008 là 5,86% . Vì vậy, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển trồng rừng, khai thác lâm sản gỗ, lâm sản ngoài gỗ rừng nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trên địa bàn thu nhập 2-2,5 triệu đồng/ tháng. Thủy sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn, GTSX ngành thuỷ sản năm 2005 đạt được là 31 tỷ đồng. năm 2008 đạt được là 34 tỷ đồng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện năm 2008 là 1.838 ha. sản lượng thu được 1.886 tấn. Ngành thuỷ sản đã góp phần tạo thêm nguồn thực phẩm hàng hoá giàu chất dinh dưỡng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài địa phương.

Ngoài ra những năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước một số mô hình nuôi động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao được triển khai, trong đó mô hình nuôi Nhím, Tắc kè, Đũn, Lợn rừng... bước đầu có hiệu quả, tạo hướng cho đồng bào dân tộc thiểu số một số xã vùng cao tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

- Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Năm 2002, toàn huyện có 86 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 277 lao động trong ngành trong đó hơn 90% là cơ sở sản xuất cá thể. Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển như: Chế biến gỗ, mộc dân dụng, chế biến thực phẩm (Đậu phụ, giò chả...). khai thác vật liệu xây dựng, may mặc, xay xát lương thực quy mô nhỏ. Ngoài những mặt hàng truyền thống trên, những năm gần đây phát triển thêm một số cơ sở mới với các ngành nghề mới: Đầu tư sản xuất gạch nung quy mô vừa với công nghệ lò Tuynen bước đầu có hiệu quả, xưởng giấy xuất khẩu của Công ty cổ phần thương mại Hạ Long tại xã Tiên Lãng đã đi vào hoạt động từ năm 2004. 6 xưởng chế biến ván sàn, ván dăm đảm bảo bao tiêu toàn bộ nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn huyện. Công nghệ sản xuất có nhiều tiến bộ, sản xuất bằng điện, máy móc dần thay thế lao động thủ công, điều kiện sản xuất của người lao động từng bước được cải thiện. Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp được trang hàng năm tăng đáng kể.

Dịch vụ thương mại trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể, chủ yếu trên lĩnh vực tư nhân, các loại hình kinh doanh truyền thống phát triển mạnh. Một số dịch vụ mới xuất hiện như kinh doanh xe máy, dịch vụ Internet... đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất và hàng hoá phục vụ đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả trồng rừng dự án 661 giai đoạn 1998 đến 2010, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)