- Hàng quý, lập kế hoạch mua bán trang thiết bị, đồ dùng văn phòng và
54Nguồn: (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [16]
Nguồn: (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011) [16]
3.3.2.2. Hiện trạng tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
* Hiện trạng tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt
Tại thành phố Thái Nguyên đang tồn tại những người nhặt rác, những hộ gia đình tái chế rác thải nhỏ và một số cơ sở lớn hơn.
Theo danh sách những đơn vị kinh doanh đã đăng ký với Uỷ ban nhân dân tỉnh, tháng 12 năm 2009, trong thành phố Thái Nguyên có 83 hộ kinh doanh có hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải rắn. Trong đó có 72 hộ kinh doanh tái chế kim loại và 11 hộ khác tiến hành tái chế các phế thải có liên quan đến giấy, nhựa, lốp xe tải, …(UBND thành phố Thái Nguyên, 2010) [10].
Trong thành phố có hàng trăm người sinh sống nhờ việc nhặt rác và mua bán phế liệu. Họ là những người phụ nữ không có việc làm hoặc những nông dân nghèo, hàng ngày đến thành phố từ các huyện và tỉnh lân cận vào thời điểm nông nhàn để có thêm thu nhập. Một vài người trong số này sống trong những ngôi nhà ổ chuột, những căn hộ được xây một cách tạm bợ ở các khu lao động gần bến xe, bến tàu ở thành phố Thái Nguyên. Những người nhặt rác và mua bán phế liệu khác sống ở các khu vực xung quanh, ở ngoại ô thành phố thì họ trở về nhà khi chiều đến.
Hàng ngày những người nhặt rác và mua bán phế liệu có thể tái chế đi dọc trên các tuyến phố của thành phố Thái Nguyên để thu mua hoặc nhặt tất cả các loại phế liệu từ các hộ gia đình, các công sở, các điểm tập kết chất thải rắn, các nhà hàng, khách sạn… Sau đó, họ bán lại cho những cơ sở mua bán, tái chế phế liệu.
Những cơ sở mua bán, tái chế chất thải rắn sau khi mua phế liệu từ những người nhặt rác và mua bán phế liệu, từ công nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị hay của các Xã,