của thành phố Thái Nguyên và các yêu cầu phát triển của vùng trung du miền núi phía bắc và cả nước, đặc biệt là Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc về công nghiệp và giáo dục - đào tạo, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ ba trong cả nước (HĐND tỉnh Thái Nguyên, 2005) [6].
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
* Tốc độ phát triển kinh tế
Năm 2011, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) đạt 9.844 tỷ đồng, tăng 11,28% so với năm 2010. Trong đó: Công nghiệp – Xây dựng đạt 4.692 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2010; Dịch vụ - Thương mại đạt 4.750 tỷ đồng, tăng 11,52% so với năm 2010; Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt 442 tỷ đồng, tăng 10,72% so với năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm.
Năm 2005, số hộ nghèo của Thành phố là 4.792 hộ, chiếm 9,12%. Đến năm 2011, số hộ nghèo giảm xuống còn 2.840 hộ, chiếm 4,42%. Như vậy, trong 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi 4,7% (Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên, 2011) [4].
* Cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng hiện nay cho thấy thành phố đã từng bước khai thác lợi thế của một trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng từ 94,02% (năm