trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đây là lợi thế lớn cho quá trình phát triển của thành phố Thái Nguyên.
Trên địa bàn thành phố Thái nguyên có một số danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử (đền thờ Đội Cấn, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, chùa Đán, hồ núi Cốc, vùng chè Tân Cương...) đã góp phần thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng...
Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.
Thành phố Thái Nguyên có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh.
Nhu cầu thị trường trong nước đối với nhiều sản phẩm của thành phố Thái Nguyên (hàng công nghiệp, nông sản chế biến, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá...) đang tăng nhanh, là cơ hội rất lớn cho phát triển thành phố.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho thành phố.
Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng được chú ý đầu tư, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân thành phố. Tất cả các tuyến đường nội thành đã được nhựa hóa, xây dựng đồng bộ với cống thoát nước và chiếu sáng; lưới điện được cải tạo và nâng cấp; hệ thống cấp nước sạch đã phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Diện tích cây xanh, thảm cỏ ngày càng được mở rộng và đang phát huy hiệu quả. Nhìn chung, sau 8 năm trở thành đô thị loại II, đến nay thành phố Thái Nguyên đã trở thành đô thị loại I (tháng 10/2010), bộ mặt đô thị của thành phố đã thay đổi rõ nét và