KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 76 - 77)

- Hàng quý, lập kế hoạch mua bán trang thiết bị, đồ dùng văn phòng và

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

Trong những năm vừa qua, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Thái Nguyên đã được đầu tư cả về trang thiết bị và nhân lực nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Tỷ lệ thu gom còn thấp hiện chỉ thu gom được 64% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại nên hiệu quả tái sử dụng, tái chế chưa cao, xe chở rác luôn quá tải, xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng bãi chôn lấp Đá Mài không được xây dựng đúng theo thiết kế ban đầu và vận hành không chính xác nên gây ô nhiễm không khí, nước ngầm.

+ Ý thức của cộng đồng chưa tốt. Vì vậy còn tồn tại tình trạng đổ chất thải rắn bừa bãi không đúng nơi quy định làm mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

+ Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên đã phát huy được hiệu quả như: Có sự phân cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, một số tuyến đường chính có đầy đủ thùng rác công cộng và tương đối sạch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Thiếu quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thiếu cả về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường ở thành phố cũng như ở cấp xã, công tác thanh kiểm tra chưa được chú trọng.

+ Đề tài đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên như sau: Áp dụng công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế, kỹ thuật, quy hoạch tuyến đường thu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)