Theo kết quả giám sát bệnh tiêu chảy do virut Rota năm 2009 tại 3 bệnh viện đại diện cho 3 miền đó là Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa và Bệnh viện Nhi đồng I Thành Phố Hồ Chí Minh kết quả thu đƣợc có sự khác biệt về các chủng lƣu hành theo khu vực nhƣ sau:
- Đánh giá G týp[4]:
Chủng G3 chiếm đa số tại miền Bắc và miền Trung (tỷ lệ tƣơng ứng lần lƣợt là 79,67% và 51,98%), tiếp theo là Chủng G1 và Chủng G chƣa xác định týp.
Tại miền Nam chủng G1 chiếm đa số (tỷ lệ 75,10%), Tiếp theo là chủng G chƣa xác định týp (tỷ lệ 18,77%), Chủng G3 chiếm 5,36%.
Nhƣ vậy chủng G3 chiếm tỷ lệ tăng dần từ Nam ra Bắc, ngƣợc lại chủng G1 chiếm tỷ lệ tăng dần từ Bắc vào Nam
Xu hƣớng biến đổi đặc tính lƣu hành các chủng RV cũng có sự khác biệt theo thời gian. Từ năm 1998 – 2009 Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế đã xác định đƣợc gần 2000 chủng virut Rota lƣu hành theo từng năm. Theo phân tích týp G, chủng G1, G2, G3 là chủng lƣu hành chính và tỷ lệ tùy thuộc các năm khác nhau. Trong đó G1 là chủng lƣu hành gây bệnh chính trong suốt những năm qua với tỷ lệ trung bình 38,8%, tuy nhiên trong những năm gần đây chủng G3 lại là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ em dƣới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao (44,7%) năm 2008 - 2009.
Theo phân tích týp P, chủng P8 là chủng lƣu hành gây bệnh với tỷ lệ cao mang tính ổn định trong 12 năm qua với tỷ lệ trung bình 76,1% [6].