Phát triển quy mô đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 129)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Phát triển quy mô đội ngũ giáo viên

Mục đích

- Đảm bảo có đủ số lƣợng giáo viên, giảm tỷ lệ bình quân HS - SV/giáo viên xuống còn 35 học sinh, sinh viên/giảng viên vào năm 2015 và phấn đấu đạt tiêu chuẩn bình quân 20 học sinh, sinh viên/giảng viên vào năm 2020; đồng thời giảm số môn dạy, số tiết giảng dạy cho đội ngũ giáo viên hiện nay;

- Giảm số môn học phải dạy cho mỗi giáo viên xuống còn 2 -3 môn/01 giáo viên để tạo giáo viên có điều kiện nghiên cứu sâu bài giảng.

Nội dung giải pháp

Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên bình quân hiện nay của Nhà trƣờng còn cao so với tỷ lệ chuẩn học sinh, sinh viên/ giáo viên bình quân trong đề án ” xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010 - 2014“ là 20 học sinh, sinh viên/01 giảng viên đối với trƣờng cao đẳng, đại học. (tỷ lệ bình quân học sinh, sinh viên/ giáo viên đối với hệ cao đẳng của Nhà trƣờng là 32 học sinh, sinh viên/01giáo viên, nếu tính trên tổng số HS-SV thì tỷ lệ này là 37/1. Mặt khác mỗi giáo viên hiện nay vẫn phải giảng dạy nhiều môn, có giáo viên phải giảng dạy 5 – 6 môn. Nhƣ vậy, quy mô đào tạo và số lƣợng giáo viên của Nhà trƣờng hiện nay còn mất cân đối, Nhà trƣờng vẫn còn thiếu giáo viên. Số lƣợng HS - SV dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 14.000 HS-SV. Do đó trong thời gian tới, Trƣờng cần phải có kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạch tuyển dụng thêm giáo viên để giảm bớt khối lƣợng công việc cho các giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên hiện nay còn hơn nhiều so với chuẩn của bộ GD&ĐT, vì vậy Nhà trƣờng phải phấn đấu nhiều năm nữa để đạt đƣợc tiêu chuẩn đó.

Do số lƣợng biên chế có hạn, nên Nhà trƣờng có thể tuyển giáo viên hợp đồng hoặc thính giảng.

Để công tác tuyển dụng giáo viên đƣợc tốt cần:

- Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch của các ngành đào tạo mà tuyển số lƣợng giáo viên cho phù hợp với nhu cầu của từng ngành;

- Đăng tin tuyển dụng giáo viên trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để có nhiều cơ hội tuyển đƣợc các giáo viên giỏi;

- Có chế độ chính sách để thu hút những ngƣời có trình độ về làm việc cho Nhà trƣờng nhƣ hỗ trợ học bổng, kinh phí học tập cho các sinh viên giỏi ở các trƣờng đại học nếu họ có nguyện vọng về làm công tác giảng dạy cho Nhà trƣờng sau khi tốt nghiệp; hoặc những giáo viên có trình độ cao về làm việc tại trƣờng thì sẽ ƣu đãi 100% tiền lƣơng, phúc lợi ngay từ tháng đầu tiên.

4.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

4.2.3.1. Mục đích

- Xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, có kiến thức thực tế, có ý thức tổ chức kỷ luật nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.

4.2.3.2. Nội dung giải pháp

Chất lƣợng đào tạo phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng đào tạo, Nhà trƣờng cần tập trung xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo. Nâng cao chất lƣợng giáo viên với các giải pháp:

a. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Các biện pháp:

-Những giáo viên chƣa tốt nghiệp Đại học cần tạo điều kiện cho đi học tiếp. Những giáo viên đã có bằng đại học, thạc sỹ cần động viên, khuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khích về vật chất, tạo điều kiện về thời gian để họ đi học cao học, nghiên cứu sinh. Phấn đấu đến năm 2015 có 40% giáo viên có có trình thạc sỹ, 3% có trình độ tiến sĩ.

-Tổ chức các lớp học bồi dƣỡng theo chuyên đề cho giáo viên nhƣng cần phải phù hợp với chuyên môn giảng dạy và nhu cầu của giáo viên;

- Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên đi thăm quan, tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho giáo viên để bài giảng đƣợc phong phú hơn và phù hợp với thực tiễn sản xuất. Nhà trƣờng có thể tính thời gian giáo viên đi tìm hiểu thực tế nhƣ là tiêu chuẩn giờ dạy và đánh giá kết quả thông qua hoạt động giảng dạy;

-Hiện nay, kiến thức ngoại ngữ, tin học của giáo viên Nhà trƣờng còn thấp (Kết quả điều tra tại phụ lục). Vì vậy tạo điều kiện cho giáo viên đƣợc học tập, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về hai lĩnh vực đó giúp họ có thể thi cao học, nghiên cứu sinh, nghiên cứu các tài liệu nƣớc ngoài và thiết kế bài giảng điện tử;

-Tổ chức các lớp bồi dƣỡng về các kỹ năng sƣ phạm mà giáo viên của Nhà trƣờng còn yếu nhƣ phƣơng pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng trên máy tính, sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại, tổ chức các hoạt động trên lớp, truyền đạt;

-Cử các giáo viên có kinh nghiệm hƣớng dẫn và kèm cặp các giáo viên mới;

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, hội giảng để giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Kế hoạch triển khai:

-Xác định nội dung bồi dƣỡng: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ giáo viên để xác định các nội dung cần bồi dƣỡng cho giáo viên nhƣ bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, năng lực sƣ phạm, phƣơng pháp giảng dạy hay trình độ ngoại ngữ, ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ -Lựa chọn đối tƣợng bồi dƣỡng: Ngoài việc đánh giá năng lực của từng giáo viên cần phải căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của giáo viên để lựa chọn đối tƣợng bồi dƣỡng cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả của công tác bồi dƣỡng.

-Xác định hình thức bồi dƣỡng:

+ Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ thƣờng xuyên: Căn cứ vào nội dung, chuyên đề cần bồi dƣỡng, Nhà trƣờng sẽ tổ chức các lớp bồi dƣỡng tại trƣờng và mời các chuyên gia ở các trƣờng ĐH, học viện đến giảng dạy hoặc có thể gửi giáo viên đến các trƣờng khác để đào tạo.

+ Bồi dƣỡng qua các trƣờng lớp tập trung nhƣ:

++) Đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ hoặc quản lý ở trình độ thạc sỹ, tiến sĩ theo nguyện vọng của giáo viên. Tuy nhiên tính số lƣợng giáo viên đi học cho phù hợp để không ảnh hƣởng đến hoạt động giảng dạy. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ và tiến sĩ của Nhà trƣờng vẫn chƣa đạt chuẩn theo quy định. Vì vậy, Nhà trƣờng cần động viên, khuyến khích các giáo viên đăng ký đi ôn thi và học tập.

++) Đào tạo chuẩn hóa: áp dụng cho những giáo viên chƣa đƣợc chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm theo yêu cầu đặt ra của Nhà trƣờng, của bộ chủ quản. Hiện tại vẫn còn một số giáo viên của Nhà trƣờng chƣa đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm, Nhà trƣờng cần tiếp tục tạo điều kiện để các giáo viên này đƣợc đi học.

++) Đào tạo lại: áp dụng cho các đối tƣợng giáo viên phải chuyển sang giảng dạy ở các bộ môn trái với chuyên ngành mà giáo viên đó đã đƣợc đào tạo. Trong những năm vừa qua Nhà trƣờng đã tạo điều kiện để cho các giáo viên này đƣợc đi đào tạo lại, vì vậy số lƣợng giáo viên này không còn nhiều.

+ Hình thức tự bồi dƣỡng: Ngoài hai hình thức trên, các giáo viên có thể tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhƣ tự nghiên cứu tài liệu, sách báo, đi tham quan tìm hiểu thực tế,..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Xác định các điều kiện để thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng: Để thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng cần chuẩn bị các điều kiện về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho giáo viên đi học tập bồi dƣỡng.

- Tổ chức thực hiện: Phân công các đối tƣợng liên quan chỉ đạo và thực hiện kế hoạch

b.Có chế độ đãi ngộ vật chất đối với giáo viên hợp lý

Một chế độ vật chất hợp lý sẽ giúp giáo viên yên tâm công tác, nâng cao trình độ. Với đồng lƣơng công chức Nhà nƣớc thấp, thêm vào đó lại thƣờng hay phải đi dạy xa mà chế độ phụ cấp và thanh toán tiền công giảng dạy, tiền thừa giờ chƣa thỏa đáng nên kinh tế là một vấn đề khó khăn của giáo viên hiện nay. Vì vậy Nhà trƣờng cần xem xét tăng thêm tiền phụ cấp đi dạy xa và tiền thừa giờ cho giáo viên.

Bảng 4.5: Dự kiến tiền phụ cấp dạy xa và thanh toán thừa giờ cho giáo viên

ĐVT: Nghìn đồng/tiết giảng dạy

Trình độ Phụ cấp dạy xa Thanh toán thừa giờ

Đại học 15 20

Thạc sỹ 20 25

c. Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên

- Ngoài việc kiểm tra giờ ra vào lớp của giáo viên nhƣ hiện nay, để nâng cao chất lƣợng của giáo viên Nhà trƣờng cần tổ chức hội giảng, dự giờ cho đội ngũ giáo viên. Thông qua hoạt động này để đánh giá những ƣu nhƣợc điểm trong hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm rút kinh nghiệm cho giáo viên;

- Quản lý việc ra đề thi của giáo viên. Muốn áp dụng phƣơng pháp giảng dạy hiện đại cần phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, Nhà trƣờng cần phải xây dựng đƣợc ngân hàng đề thi, chuyển dần từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phân công giáo viên giảng dạy phải theo đúng kế hoạch giảng dạy đã đề ra. Tránh trƣờng hợp lịch giảng dạy phân công giáo viên này nhƣng thực tế giảng dạy lại cử giáo viên khác làm giáo viên bị động trong chuẩn bị giáo án, bài giảng,..;

- Tổ chức lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về sự hài lòng với môn học nhằm đánh giá chất lƣợng giờ giảng của giáo viên;

- Giảm số giờ dạy trên lớp cho giáo viên bằng cách tăng giờ tự học cho học viên. Trong đề cƣơng chi tiết môn học có phân bổ thời gian lý thuyết và thực hành, nhƣng do bị quản lý chặt về thời gian lên lớp lên giáo viên vẫn phải lên lớp 100% số tiết. Do đó, để giáo viên có thêm thời gian nghiên cứu, học viên rèn luyện khả năng tự học thì cần quy định lại số tiết phải lên lớp của giáo viên, số tiết học sinh, sinh viên tự học.

d. Khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học

Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học đội ngũ giáo viên có cơ hội tiếp xúc với các công nghệ mới, các phòng thí nghiệm và trang thiết bị tiên tiến nhằm đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, Nhà trƣờng cần:

- Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học; - Tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu khoa học, bằng cách quy đổi hoạt động nghiên cứu khoa học thành giờ giảng dạy;

- Có chế độ khen thƣởng về vật chất và tinh thần đối với những giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc công nhận.

4.2.3.3. Kết quả cần đạt được

Kiến thức chuyên môn giáo viên ngày càng sâu, rộng hơn Kỹ năng dạy học ngày càng đƣợc nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.4. Nâng cao chất lượng đầu vào

Mục đích

- Thu hút đƣợc những học sinh có kết quả học tập THPT loại khá đến học tập tại Trƣờng, nâng cao chất lƣợng đào tạo;

- Nâng cao uy tín, hình ảnh của Nhà trƣờng.

Nội dung giải pháp

Chất lƣợng đầu vào có ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng. Phần lớn học viên của Nhà trƣờng đều là những em thi trƣợt đại học, có kết quả học tập THPT loại trung bình, lại là con em các gia đình nông thôn, miền núi nên khả năng nhận thức của các em có phần hạn chế. Do vậy, nếu Nhà trƣờng tuyển sinh đƣợc đầu vào với chất lƣợng tốt hơn thì sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Tích cực truyền bá các thông tin, hình ảnh về Nhà trƣờng nhƣ đƣa các thông tin, hình ảnh về Nhà trƣờng lên Website của Trƣờng; in lịch phát cho học viên vào dịp tết; đến các trƣờng THPT tuyên truyền, giới thiệu về Nhà trƣờng; quảng cáo trên báo chí,..

- Mở thêm các ngành nghề đào tạo mới để các đối tƣợng dự thi có nhiều lựa chọn;

4.2.5. Nâng cao ý thức tự giác trong học tập của học viên học nghề

Mục đích

- Nâng cao tinh thần tự giác học tập cho học viên;

- Tạo điều kiện cho sinh viên giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đoàn kết trong học tập.

Nội dung giải pháp

Chất lƣợng đào tạo cao hay thấp còn phụ thuộc vào thái độ, ý thức, tinh thần học tập của sinh viên. Qua phân tích ở chƣơng 3, ý thức tự giác học tập của sinh viên Nhà trƣờng còn thấp. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả đào tạo cần tác động vào nhận thức của các em đồng thời tăng cƣờng các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý học tập đối với sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự giác, vƣơn lên trong học tập của các em. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Một là: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện cho học viên

Nhận thức, động cơ và thái độ học tập, rèn luyện của học viên không thể tự bản thân các em có đầy đủ và đúng và nó phụ thuộc một phần vào giáo dục từ phía nhà trƣờng. Vì vậy, việc giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện phải đƣợc thực hiện ngay từ buổi đầu khi các em mới nhập học, để các em hiểu về truyền thống của Nhà trƣờng, hiểu đƣợc các nội quy, quy chế trong học tập cũng nhƣ các chế độ chính sách của Nhà Nƣớc.

- Hai là: Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học viên

Giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức nhằm giúp các em nhận thức đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nƣớc cũng nhƣ các quyền lợi mà các em đƣợc hƣởng khi tốt nghiệp đó là quyền đƣợc làm việc, có thu nhập nhằm tạo ra động cơ giúp các em vƣơn lên trong học tập.

-Ba là: Rèn luyện kỹ năng học nhóm cho sinh viên

Học nhóm là một hình thức học giúp cho sinh viên chủ động hơn trong học tập, rèn luyện đƣợc kỹ năng thuyết trình, hùng biện, giải quyết tình huống. Đồng thời đây cũng là một phƣơng thức học mà thông qua đó sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức với bạn bè. Vì vậy, khi lên lớp, giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên bằng cách đƣa ra các bài tập tình huống, cho sinh viên thảo luận theo nhóm và trình bày trƣớc lớp. Từ đó các em sẽ hình thành đƣợc các nhóm tự học tại nhà nhằm nâng cao kết quả học tập.

- Bốn là: Kiểm tra học viên ngoài giờ học

Qua điều tra thấy ý thức tự giác học tập ở nhà của học viên rất kém. Một số học viên lần đầu sống xa nhà nên khi đi học xa các em thƣờng bị lôi

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)