2. Một số vấn đề khác về Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.2. Đối tượng không có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
“Tạm thời chưa thu Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến khi có quy định của Chính phủ” (Khoản 2 Mục
II Phần A Thông tư 134/2007/TT-BTC).
Về thực chất, đây là khoản hỗ trợ cho trong nước cho doanh nghiệp có thể bị
cho là trợ cấp xuất khẩu, nếu nước ta có xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, hiện nay
hoạt động nông nghiệp còn đang là lĩnh vực nhạy cảm nên không thu thuế thu nhập
doanh nghiệp dối với hoạt động sản xuất nônng nghiệp là không đáng ngại.
Nhưng việc miễn giảm lĩnh vực nông nghiệp cũng cần xác định lại một số điểm. Thứ nhất, về quan điểm bình đẳng giữa các đối tượng sản xuất với nhau. Ví
dụ: Hiện nay, trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rất nhiều trang
trại có quy mô lớn, thu nhập hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn không thự hiện nghĩa vụ
về sổ sách kế toán và nghĩa vụ thuế. Trong khi đó cũng nhiều công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ,
thu nhập thấp chỉ gần 1 tỷ đồng /năm thì lại phải nộp thuế thu nập doanh nghiệp36.
Điều này tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn giữa các đơn vị kinh doanh về việ thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Thứ hai, về quan điểm bình đẳng với các hoạt động kinh doanh khác. Khi đưa ra quan điểm này, chúng ta đứng trên góc độ nhìn nhận
hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt nam đơn thuần là hoạt động “tự cấp, tự túc”
theo kinh tế tự nhiên của các nông dân và các tổ chức “phi lợi nhuận”, như tổ hợp
tác và hợp tác xã. Quan điểm này cần được nhìn nhận đúng mức trong giai đoạn
hiện nay. Trước hết, dù chúng ta thừa nhận với các quốc gia khác khi ký kết đàm phán gia nhập WTO là Việt Nam vẫn chưa có nền kinh tế thị trường trong 11 năm
35 http://www.nguoidaibieu.com.vn
36 Hoài Thu – “ Dự thảo Thông tư hướng dẫn thự hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định về chi phí
tới , nhưng để thực hiện tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới cần có những bước đi ban đầu thích hợp, thị trường hóa ngay tất cả các lĩnh vực xã hội có thể.
Việt Nam dần thị trường hóa các hoạt động từ sản xuất công nghiệp cho đến an ninh
quốc phòng trong vòng 12 năm. Vì thế, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phải được
nhìn nhận trên quan điểm thị trường. nghĩa là trong thời gian ít nhất là 6 năm kể từ
ngày Việt Nam gia nhập chính thức WTO, hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được thị trường hóa, các chính sách cho nông nghiệp, đặc biệt trong nội địa phải tương thích và bình đẳng với chính sách các ngành sản xuất khác. Về Thuế thu nhập
doanh nghiệp, làm sao đến năm 2012 người hoạt động trong sản xuất nông nghiệp
phải được đối xử như những người hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất xã hội
khác. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến đề nghị không thu thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với đối tượng trên ngay bây giờ, đặc biệt là những nông dân
sản xuất nhỏ, vì cho rằng hiện nay mức độ trợ cấp nông nghiệp của nước ta còn thấp
so với quy định của WTO, cũng như của một số nước khác trên thế giới. Hơn thế
rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu là rất lớn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam37.
2.1.3. Vấn đề thông tư, nghị đinh hướng dẫn luật38
“Đừng dùng nghị định và thông tư thay thế vai trò của luật!”, theo Luật sư Trương Thanh Đức, nghị định và thông tư còn nhiều hơn cả luật. Mặc dù đã được
sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng dự thảo lần này mới chỉ nêu ra những nguyên tắc
chung chung, thiếu chi tiết và không đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện một luật mới.
Dự thảo Luật Thuế TNDN, sau khi sửa đổi, gồm 15 trang, trong khi nghị định quy định chi tiết là 22 trang, thậm chí thông tư hướng dẫn thi hành dày tới 40
trang. Thực chất, dự thảo vẫn chỉ là một luật thuế được áp dụng từ năm 2003 nhưng
lại có quá nhiều nghị định và thông tư khá rối rắm được ban hành vào các năm 2003, 2004, 2005 và 2007, hướng dẫn nhiều nội dung rất khác nhau.
“Dự luật vẫn còn là luật khung, luật ống”, Luật sư Trương Thanh Đức nói, và khuyến cáo rằng, một trong những việc cần làm ngay là đưa càng nhiều nội dung được thể hiện trong các nghị định, thông tư hướng dẫn vào dự luật mới càng tốt.
Cơ quan soạn thảo phải có trách nhiệm tiếp thu, lắng nghe những ý kiến phản
biện và tìm cách xử lý nó một cách khách quan trên cơ sở những nghiên cứu khoa
học, cũng như phải tạo ra những quy phạm tốt nhất để xây dựng một đạo luật có sức
sống độc lập và thực sự đi vào cuộc sống.
37 Sv. Nguyễn Thị Bích Phượng – Luận văn Nghiên cứu về các căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp – trang 57,58
Luật sư Trương Thanh Đức cảnh báo cơ quan soạn thảo về “căn bệnh” luật
“sống ký sinh vào các văn bản dưới luật” (thông tư, nghị định). Nếu không có
những điều chỉnh kịp thời thì luật vẫn phải chờ thông tư nghị định. Hệ quả tất yếu
của tình trạng này là doanh nghiệp sẽ không thực thi luật một cách nghiêm túc. Về nguyên tắc, khi luật ra đời hoặc được chỉnh sửa và ban hành thì các văn
bản hướng dẫn, như nghị định, thông tư, công văn trả lời, trước đây đương nhiên sẽ
hết hiệu lực. Tuy nhiên, thực tế sau nhiều lần sửa đổi, Dự luật Thuế TNDN chưa
thoát ra khỏi tình trạng phụ thuộc vào các văn bản này.
Với nội dung Dự thảo Luật Thuế TNDN quá ngắn gọn sẽ phải ban hành thêm hàng loạt nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn khác, gây khó khăn
cho việc tiếp cận và thông hiểu các văn bản này.
Có một số ý kiến cho rằng, Dự thảo về Luật Thuế TNDN hiện nay có đổi nhưng không mới, thậm chí là một bước lùi so với Thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007, đưa ra các quy định làm hạn chế đáng kể danh mục các chi phí đã
xác định được tính khấu trừ thuế theo Công văn số 1766.
Trên đây là một số suy nghĩ và kiến nghị nhằm hoàn thiện thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp và một số vấn đề khác như đối tượng nộp thuế, đối tượng không
có nghĩa vụ nộp thuế và vấn đề nghị định, thông tư hướng dẫn luật trong giai đoạn
KẾT LUẬN
Khi Việt Nam hoàn tất các vòng đàm phán và bắt đầu trở thành thành viên chính thức của WTO, nghĩa là cơ hội hội nhập trọn vẹn vào nền kinh tế thế giới đã mở ra. Để tham gia vào sân chơi đó, Chính phủ Việt nam với tư cách là cơ quan
quản lý hành chính cao nhất phải đề xuất, điều chỉnh những luật chơi về kinh tế sao
cho phù hợp với luật chơi chung của thế giới. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam là một trong những luật cần phải điều chỉnh bởi đang có những bất cập so
với yêu cầu hội nhập và chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Một trong những nguyên tắc mà Luật Thuế Việt nam nói chung và Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng cần tuân thủ là không phân biệt đối xử. Theo
nguyên tắc này, hàng hóa, dịch vụ sản xuất tại nước ngoài vào việt nam sau khi nộp
thuế nhập khẩu (nếu có) thì phải được đối xử về thuế như hàng hóa, dịch vụ sản
xuất tại Việt Nam. Nguyên tắc này trong giai đoạn đầu chưa quy định cho đối tượng kinh doanh, nhưng vế thực chất thông qua hàng hóa và dịch vụ các đối tượng kinh doanh trong nước và ngoài nước về mặt nào đó cũng được đối xử như nhau. Bên
cạnh đó, việc Hoa kỳ chưa công nhận nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế thị trường trong 12 năm, kể từ sau khi chính thức được gia nhập WTO cùng với các đề nghị
giảm và tiến tới xóa bỏ các chính sách trợ cấp kể cả thông qua hình thức giảm, miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một đòi hỏi bức bách khiến chúng ta phải điều
chỉnh Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành để đẩy nhanh tiến độ được công
nhận là nền kinh tế thị trường trong các năm gần nhất.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tiến bộ và cởi mở hơn
rất nhiều so với Luật Thuế lợi tức trước đó. Qua hơn 10 năm đi vào thực tế, cùng với biện pháp kinh tế, tài chính, chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp đã đóng
góp quan trọng vào việc động viên các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến
khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm cho nền kinh
tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 32,9% năm 2000 lên 39,8% năm2005 và 41% vào 2006. tỷ trọng
khu vực nông lâm nghiệp thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20% năm
2006. Tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng tương ứng theo thời gian từ
36,3% lên 42% và khu vực dịch vụ giao động quanh mức 40%. Cơ cấu vốn đầu tư
theo vùng miền cũng có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng vốn đầu tư của các tỉnh
miền núi phía Bắc so với tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 4,2% giai đoạn
hải miền Trung tăng từ 11,3% lên 20% và Tây Nguyên tăng từ 1,9% lên 5,2%. Tỷ
trọng Thuế TNDN trong tổng số thu ngân sách Nhà nước cũng tăng dần qua từng năm. Giai đoạn 1996-2000, Thuế TNDN chiếm 13,05% trong tổng thu ngân sách, giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên 15,12%, trong năm 2007 đã tăng lên 24,4 %39.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng
bộc lộ nhiều bất cập. Việc kiểm soát chi phí tiêu hao vật tư trong chi phí hợp lý hiện
nay gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp không có báo cáo quyết toán vật tư tiêu dùng trong năm, nhiều doanh nghiệp dân doanh lợi dụng yếu tố tiêu hao vật tư khó
kiểm soát để tăng chi phí hợp lý, giảm thu nhập chịu thuế. Kiến nghị đối với định
mức tiêu hao kết thúc năm,cơ sở kinh doanh phải có bản khai báo với cơ quan thuế, đồng thời cần quy định cụ thể chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm. Quy định
chi phí vay vốn của đối tượng khác được hoạch toán vào chi phí với lãi suất bằng
1,2 lần lãi vay của các tổ chức tín dụng, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có
thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, vô tình cũng là kẻ hở để nhiều doanh
nghiệp đưa chính nguồn vốn của mình thành vốn vay để hoạch toán tăng chi phí,
nhằm trốn Thuế TNDN. Việc số lượng doanh nghiệp tăng nhanh trong thời gian gần đây cũng gây khó khăn cho công tác quản lý. Cần có quy định về tiêu chí xác định
chi phí lãi vay vốn sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân để làm cơ sở hoạch
toán lãi vay, tránh hiện tượng khai khống làm giảm thu nhập chịu thuế. Vấn đề quản
lý chi phí quỹ tiền lương thực tế doanh nghiệp chi trả cho người lao động cũng rất
phức tạp và khó có căn cứ để xác định chính xác.Việc khống chế tỷ lệ chi phí quảng cáo và các chi phí khác dưới 10% là quá thấp và không còn phù hợp, cần nâng tỷ lệ lên 15% đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong 2-3 năm đầu. Doanh nghiệp
có thể thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng lao động ghi tăng mức lương
thực chi trả, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty gia đình.Vấn đề miễn
giảm thuế cũng có nhiều bất cập. Ví dụ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
sẽ được hưởng ưu đãi, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, do đó doanh nghiệp đã thuê
lao động thời vụ nhưng vẫn lập danh sách lao động khống chế được hưởng ưu đãi. Việc xác định số lao động làm việc tại doanh nghiệp phải căn cứ vào số lượng người được nộp bảo hiểm xã hội với thời gian ký hợp đồng tối thiểu là 6 tháng hoặc 1 năm, tránh trường hợp khai khống Thuế TNDN. Đối với các ưu đãi miễn giảm
thuế cho các cơ sở kinh doanh sử dụng người tàn tật cần có quy định chặt chẽ hơn,
có thể tính theo số lượng người tàn tật, còn những đối tượng không tàn tật nhưng
39 Trung Kiên – “Luật Thuê thu nhập doanh nghiệp sửa đổi Kiến nghị từ thực tiễn” – Tạp chí Thuế Nhà nước
làm việc trong cơ sở này vẫn phải nộp thuế. Quy định trụ sở kinh doanh của doanh
nghiệp phải nằm trên địa bàn thực hiện dự án cũng chưa phù hợp, vì nhiều doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn các tỉnh miền núi, nhưng cũng phải thuận lợi cho giao dịch
và kinh doanh, các doanh nghiệp phải đăng ký trụ sở chính ở những địa phương lớn. Chính sách ưu đãi Thuế TNDN nên rút gọn hơn, không nên đặt quá nhiều mức miễn
giảm rất khó cho cơ quan thuế trong quá trình quản lý và gây mất thời gian kê khai thuế của doanh nghiệp… Việc hạ thuế suất từ 28% hiện nay xuống 25% “là tất yếu
khách quan”. Tuy nhiên, mức thuế mới vẫn còn khá cao so với các nước trên thế
giới, nên giảm mức thuế suất vì hiện nay Việt Nam đã ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối với một số khoản thu nhập, mức thuế 25% cộng với mức thuế thu nhập
cá nhân thì quá cao. Kiến nghị thuế suất phổng thông giảm xuống 22%, thuế suất ưu đãi 11%, thuế suất ưu đãi đãi biệt 0%...
Hệ thống Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập hiện nay cần đạt được một số mục tiêu sau: Một là, góp phần cùng các sắc
thuế khác thực hiện nhiệm vụ huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước để đảm
bảo chỉ tiêu thu thuế và phí trên GDP từ 19 đến 21%. Hai là, phải tạo điều kiện phát
triển và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đối tượng sau khi hoàn thành nghĩa vụ
thuế. Sau khi nộp thuế, hoạt động kinh doanh của các doanh nhiệp phải có điều kiện
phát triển mạnh hơn cả về số lượng lẫn quy mô. Hoạt động đầu tư gia tăng, xuất
khẩu và các hình thức mở rộng thị trường khác phát triển đúng hướng. Ba là, thực
hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt các đối tượng chịu thuế, Thuế TNDN
phải thể hiện rõ quan điểm này, nhưng đồng thời cũng quán triệt vai trò chủ đạo của
nền kinh tế nhà nước. Bốn là, phải tương thích và phù hợp với nội dung về thuế mà Việt Nam đã cam kết với tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các quốc gia trong
hiệp định đa phương hoặc song phương. Năm là, Thuế TNDN phải thật sự đơn giản,
dễ hiểu để chi phí thu thuế thấp nhất.
Hy vọng rằng những hướng đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các căn cứ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp được trình bày ở bài viết sẽ được xem xét trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO @ Các văn bản
1. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/06/2003 2. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/5/1997
3. Luật Thuế lợi tức ngày 30/6/1990 và sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ