2. Một số vấn đề khác về Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1. Hướng hoàn thiện phạm vi áp dụng Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1. Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
@ Điều 2 khoản 1 của dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định
- Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
Mục a quy định Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khá đầy đủ nhưng khoản 2 khi liệt kê lại không đầy đủ như các tổ chức và doanh nghiệp không được thành lập theo Luật doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật hợp tác xã như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chứng khoán, bảo hiểm thì có phải là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
hay không?
Để đảm bảo được sự logic của một điều luật theo chúng tôi khoản 2 cần bổ
sung thêm cụm từ và các luật khác như sau:
2. Doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế bao gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các luật khác; các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã; ...34
@ Song song với việc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, Dự thảo luật quy định lại đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được chia ra thành 3 loại chính như sau: Thứ
nhất, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Thứ hai, tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thứ ba, tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam, tổ chức nước ngoài được hoạt động hợp pháp
tại Việt Nam trong các lĩnh vực từ thiện, nhân đạo, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật,
nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác vì mục tiêu hoà bình, hữu nghị,
phát triển kinh tế - xã hội có thu nhập nhưng không chia (gọi tắt là tổ chức có thu
nhập không chia). Việc quy định mới về đối tượng nộp thuế như trên là để phù hợp
với các đạo luật mới được ban hành như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư. Tuy nhiên, nghiên cứu quy định về đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp theo Dự luật có thể thấy, việc quy định các đối tượng có thu
nhập không chia (sau đây gọi là tổ chức hoạt động không có mục đích lợi nhuận)
không hợp lý.
Đối tượng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hướng tới là doanh nghiệp, tức
là các tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Việc đánh thuế đối với các
tổ chức kinh tế hoạt động có mục đích lợi nhuận là biện pháp để phân phối lại thu
nhập trong nền kinh tế quốc dân. Các tổ chức kinh tế được thành lập để hướng tới
cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng, qua đó tìm kiếm lợi nhuận. Khi đã có lợi nhuận, các tổ chức kinh tế này có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, đây là khoản chi phí để bù đắp lại những dịch vụ mà nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp.
Từ các khoản thuế mà doanh nghiệp đóng góp, Nhà nước sẽ sử dụng để đầu tư trở
lại cho các doanh nghiệp nhằm giúp cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, hoặc đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Biện pháp khấu trừ thu nhập đối với các doanh nghiệp thông qua sắc thuế về thu
nhập doanh nghiệp là thông lệ trên thế giới và doanh nghiệp đương nhiên phải thực
hiện.
Đối với các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vựctừ thiện, nhân đạo, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác vì mục tiêu hoà bình, hữu nghị, phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu hướng tới hoàn toàn không phải lợi nhuận, mà để phục vụ các mục tiêu xã hội. Kinh phí hoạt động của tổ chức
có thể do thành viên tổ chức đóng góp, hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước ủng hộ..., được sử dụng để phục vụ cho các mục đích khác nhau, nhưng
không có mục tiêu lợi nhuận- yếu tố cần và đủ để đánh thuế thu nhập doanh nghiệp.
Không có yếu tố cần và đủ này, việc bắt buộc các tổ chức này nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp là bất hợp lý. Đồng thời, nếu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với thu nhập của các tổ chức này sẽ không khuyến khích được các tổ chức thành lập
theo pháp luật Việt Nam; Không khuyến khích được các tổ chức từ thiện, nhân đạo
nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác vì mục tiêu hoà bình, hữu nghị,
phát triển kinh tế- xã hội...
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức trên có một khoản quỹ nhất định và thực hiện một số biện pháp (không mang tính kinh doanh) để phát triển nguồn quỹ
phục vụ các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức. Nếu cơ quan nhà nước
phát hiện trong quá trình hoạt động, các tổ chức trên hoạt động để tìm kiếm lợi
nhuận thì có thể áp dụng các biện pháp chế tài như giải thể (nếu thành lập theo pháp
luật Việt Nam) hoặc không cho phép tiếp tục hoạt động tại Việt Nam (nếu thành lập
theo pháp luật nước ngoài) chứ không nên áp dụng biện pháp đánh thuế thu nhập
doanh nghiệp. Hoặc, nếu các tổ chức này thành lập các tổ chức kinh tế khi được
pháp luật Việt Nam cho phép, thì sẽ đánh thuế thu nhập doanh nghiệp với tổ chức
kinh tế đó, chứ không đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức đã thành lập
ra các tổ chức kinh tế này35.