Định hướng phát triển của techcombank năm 2010

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân hàng techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt (Trang 31 - 36)

Techcombank đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam; trong đó, lấy thị trường TP.HCM làm trọng tâm. Trong năm 2010, Techcombank có kế hoạch mở thêm 10 phòng giao dịch trên địa bàn TP.HCM và 7 chi nhánh khác ở các khu vực lân cận. Trên cơ sở đánh giá tiềm lực của ngân hàng tại thời điểm hiện tại và các cơ hội phát triển trong thời gian tới. Mục tiêu của chiến lược đến năm 2010 là tạo ra bước đột phá nhảy vọt trong những năm tới để duy trì vị thế của Techcombank là một NHTM cổ phần đa năng hàng đầu Việt nam. Với mục tiêu đó, Techcombank đã lên chương trình mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu với các kế hoạch mở rộng cơ sở khách hàng, mạng lưới, quy mô cũng như tăng cường quy trình kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Đồng thời, với mục tiêu tăng vốn cổ phần lên 1600 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và chỉ số ROE đạt 20% một năm, Techcombank mong muốn tạo ra sự thoả mãn cho khách hàng, lợi nhuận cao cho cổ đông và nhân viên dựa trên những sản phẩm dịch vụ xây dựng bằng hệ thống công nghệ hiện đại.

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2007, lộ trình của Techcombank đã nêu rõ mấy điểm đáng chú ý như sau :

 Đến 2010, tăng vốn lên mức 6.000 tỷ đồng.

 Tổng tài sản tăng lên khoảng 6tỷ USD, 90.000 tỷ đồng, phấn đấu nâng cao số thẻ lên mức gần 2 triệu.

 Tỷ lệ thu nhập/lãi chiếm trên 20% thu nhập thuần.

 Nâng cấp T24 R5-Bằng việc nâng cấp thành công phần mềm quản trị ngân hàng hiện đại nhất thế giới, Techcombank tiếp tục khẳng định vai trò ngân hàng tiên phong tại Việt nam trong việc ứng dụng công nghệ cao hiện đại, cung cấp các sản

phẩm ngân hàng điện tử có chất lượng cao nhất cho khách hàng. Triển khai thành công Visa debit, SMS payment với thẻ F@stMobiPay.

 Tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu về dịch vụ commodities future tại Việt Nam cho các khách hàng; cung ứng thêm quyền lựa chọn sản phẩm: Quyền chọn cao su, đồng, sữa đầu nành.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng.

2.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn:

Trong toàn bộ quy trình cho vay khâu thẩm định được xem là khâu quan trọng nhất quyết định khả năng thu được nợ và lãi của ngân hàng, nếu khâu thẩm định làm không tốt thì các bước tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn, là nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn và nợ khó đòi. Nên trong bước này đòi hỏi ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ, có khả năng nắm rõ khách hàng.

Việc thẩm định dự án cho vay ngoài việc thông qua một số phương pháp truyền thống như xác định chỉ tiêu IRR, NPV để xác định hiệu quả tài chính của dự án còn có một số phương pháp khác như phương pháp hệ số tin cậy, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả đang được các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng. Ngân hàng nên học tập kinh nghiệm, sử dụng càng nhiều phương pháp để thẩm định thì đọ chính xác sẽ càng cao và khả năng cho vay an toàn càng được đảm bảo.Nâng cao được tính thanh khoản của ngân hàng.

2.2. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng:

Một giải pháp quan trọng có thể giúp ích rất nhiều để nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đó là khâu tổ chức tốt hệ thống thông tin quản lý. Ngân hàng nên thiết lập nhiều kênh cung cấp thông tin, ngoài các thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng, ngân hàng nên chủ động tìm kiếm thoong tin về khách hàng thông qua bạn hàng của khách hàng, thông qua báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng khác...

Báo cáo thực tập tổng hợp

Việc xử lý thông tin cũng là một khâu quan trọng đòi hỏi phải có sự chọn lọc và phân loại thông tin hợp lý để khi cần có thể nhanh chóng tổng hợp lại, giúp cho việc ra quyết định đúng đắn chính xác.Đồng thời đó cũng giúp cho việc giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động tín dụng.Qua đó cũng phân loại được khách hàng, tìm ra được những khách hàng tiềm năng.Từ đó có chính sách tốt để thu hút khách hàng và giữ được quan hệ với khách hàng.

2.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn:

Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ vay trả và việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là không thể tránh khỏi. Nó được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như bán chịu hàng hóa, sử dụng các thương phiếu... Các mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan. Ngay cả đối với ngân hàng hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi của người này, đem cho người khác vay để thu lợi nhuận. Việc tồn tại nợ quá hạn là hoàn toàn không thể tránh khỏi, kinh nghiệm cho thấy trong lịch sử hoạt động ngân hàng luôn tồn tại nợ quá hạn khó đòi và họ sẽ còn phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là hợp lý, để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao là một khó khăn đối với ngân hàng, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Để hạn chế nợ quá hạn, ngân hàng Techcombank đã có những giải pháp thiết thực từ khâu thẩm định đến khâu quản lý tiền vay, giám sát khách hàng vay để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng thêm biện pháp: Gia tăng cho vay đối với những khách hàng có những phương án phục hồi sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, tư vấn cho khách hàng phương án kinh doanh hiệu quả. Giải pháp này chỉ có hiệu quả thực sự khi cả ngân hàng và doanh nghiệp đều cố gắng vực doanh nghiệp đi lên. Nếu không có sự cố gắng đó chắc chắn doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.4. Thực hiện biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn.

Để có thể thu hồi được nợ và lãi đúng hạn và giúp cho khách hàng làm ăn hiệu quả. Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn , công tác này ngoài việc gúp đỡ các khách hàng làm ăn hiệu quả để có thể trả nợ được nợ vay cho ngân hàng nó còn có thể đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập các biện pháp hô trợ mà ngânn hàng nên thực hiện đó là:

 Hỗ trợ về đầu tư, tư vấn thông tin.

 Hỗ trợ tư vấn tài chính.

 Hỗ trợ tư vấn về luật.

 Hỗ trợ đại lý thanh toán.

2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng:

Trong mọi hoạt động của ngân hàng thì nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả trong phục vụ đầu tư thì việc tổ chức tốt công tác nhân sự cũng là một biện pháp cần thực hiện. Để thực hiện tốt công tác nhân sự, ngân hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, giúp cán bộ ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời các quy định của Nhà nước và của ngân hàng cấp trên, học hỏi kinh nghiệm của các NHTM khác và tiếp thu các kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

- Phải xây dựng chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, một mặt khuyến khích cán bộ ngân hàng hoàn thành tốt công việc được giao, mặt khác hạn chế các biểu hiện tiêu cực, làm liều cốt lấy thành tích. Kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, mỗi cán bộ ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước các quyết định và đề xuất của mình.

- Tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể, tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có điều kiện nghỉ ngơi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của cá ngân hàng bạn. Cần xây dựng chế độ lương bổng hợp lý và có sự quan tâm tới cuộc sống gia đình của cán bộ ngân hàng, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác phát huy hết năng lực của mình.

Báo cáo thực tập tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6. Tiết kiệm chi phí quản lý.

Tiết kiệm chi phí là mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đặc biệt quan tâm và hướng tới, đồng thời là nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận.

- Xây dựng các định mức về chi phí.

Chi phí quản lý của ngân hàng hiện nay có thể chia làm 2 loại chính:

+ Loại chi phí theo định mức quy định: Quy định của Bộ tài chính, của ngành như: Khấu hao, thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

+ Loại chi phí không định mức: Bao gồm toàn bộ các tài khoản chi phí khác đảm bảo cho hoạt động ngân hàng như chi phí sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, công tác phí, bồi dưỡng độc hại, điện thoại, giấy tờ in, văn phòng phẩm, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, chi đào tạo, hội họp... Các khoản chi phí này thường vận dụng và quyết toán theo chi phí thực tế, cho nên dẫn đến lãng phí là không tránh khỏi. Mặt khác mạng lưới các chi nhánh ngân hàng về hạch toán và cơ chế tổ chức có tính độc lập tương đối. Nên theo tôi để quản lý và tiết kiệm chi phí nên xây dựng các định mức phù hợp cho từng loại, nhóm chi phí trên cơ sở hoạt động thực tế.

- Áp dụng cơ chế khoán chi phí, quản lý tập trung và quyết toán phân tán.

Trên cơ sở định mức chi phí, áp dụng khoản chi phí cho các chi nhánh trực thuộc (đối với các chi nhánh có chi nhánh trực thuộc). Các khoản chi phải có đầy đủ yếu tố hợp pháp, hợp lệ. Quyết toán chi phí cho các chi nhánh một cách linh hoạt là có bổ sung và tiết giảm các chi phí không mang tính hữu ích như chi phí tiếp khách, hội họp, ửng hộ các cơ quan, đoàn thể...

Tăng cường quản lý, giám sát chi phí, đảm bảo tính thực tiễn và trung thực trong mỗi khoản chi, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các khoản chi sai chế độ, chi vượt định mức.

KẾT LUẬN

Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cấn phân tích sâu hơn nhưng em chưa làm được điều đó trong bài viết này, em rất mong có thể quay lại nghiên cứu trong một ngày gần đây.

Em rất mong có được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, các anh chị cán bộ Ngân hàng, bạn bè, những người có cùng niềm đam mê trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân hàng techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt (Trang 31 - 36)