Ở Việt Nam, những nghiên cứu về kiến thức, thái độ của cộng đồng đối với bệnh động kinh chƣa nhiều. Mới chỉ có 2 công trình nghiên cứu của tác giả Lê Quang Cƣờng tại Nhân Chính (Hà Nội) [35] và Nguyễn Anh Tuấn tại Ba Vì (Hà Tây) [50]. Tuy Ba Vì cách Nhân Chính không xa nhƣng kết quả nghiên cứu lại khác nhau. Ở Nhân chính chỉ có 55% số ngƣời nghe hoặc đọc về bệnh động kinh, trong khi đó ở Ba Vì là 67%. Tuy nhiên tỷ lệ biết một ngƣời nào đó bị động kinh và chứng kiến cơn động kinh thì lại gần giống nhau (xấp xỉ 50%). Về nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu ở Nhân Chính cho thấy rằng có đến 80% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là do bệnh não, tuy nhiên nguyên nhân di truyền và rối loạn tâm thần cũng chiếm một tỷ lệ cao (19% và 24%). Trong khi đó ở Ba Vì, nguyên nhân do bệnh não chi chiếm 51%, nguyên nhân do di truyền và rối loạn tâm thần chiếm khá cao (27% và 21%). Về quan niệm cho rằng bệnh động kinh là một bệnh tâm thần, ở Ba Vì chỉ chiếm 10%, thấp hơn so với Nhân chính (24%). Về thái độ, tuy cả hai nghiên cứu đều cho thấy còn có sự phân biệt đối xử rất nhiều đối với ngƣời động kinh nhƣng thái độ ở Nhân Chính tốt hơn ở Ba Vì. Ở Ba Vì, 36% phản đối cho con họ chơi chung với trẻ bị động kinh, trong khi đó tỷ lệ này ở Nhân Chính chỉ có 19%. 82% cấm không cho con họ kết hôn với ngƣời động kinh tại Ba Vì so với 56% tại Nhân Chính. Ở Ba Vì, chỉ có 33% cho rằng ngƣời động kinh có thể làm việc nhƣ ngƣời bình thƣờng, thấp hơn nhiều so với 57% ở Nhân Chính. Khi trả lời câu hỏi: “Nếu ngƣời nhà bạn bị động kinh, bạn sẽ khuyên họ lựa chọn phƣơng pháp điều trị nào?”, trên 80% chọn đƣa đến bác sĩ (92% ở Nhân Chính và 80% ở Ba Vì). Đây là điều rất tích cực so với các
nghiên cứu khác trong khu vực và trên thế giới. Về lựa chọn phƣơng thức điều trị cổ truyền nhƣ châm cứu, dùng thuốc đông y, cả hai nghiên cứu đều gần giống nhau (từ 9% đến 12%). Hai nghiên cứu tại Việt Nam bƣớc đầu làm lộ ra bức tranh về kiến thức, thái độ của cộng đồng đối với bệnh động kinh. Tuy nhiên, do mẫu nghiên cứu nhỏ, thực hiện trong một địa phƣơng nhỏ (phƣờng, huyện) nên không thể đại diện cho cộng đồng ngƣời Việt Nam vốn rất đa dạng về văn hóa và chủng tộc. Do vậy, điều cần thiết là phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa, trên những cỡ mẫu lớn hơn và bao quát đƣợc một vùng lớn hơn. Từ đó làm cơ sở để đƣa ra những chƣơng trình giáo dục sức khỏe phù hợp hơn theo từng đối tƣợng, từng vùng miền, dần dần nâng cao hiểu biết, xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với ngƣời động kinh, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bệnh nhân động kinh.
Điều cần lƣu ý khi tìm hiểu về các khảo sát này là kiến thức và thái độ của cộng đồng đƣợc cho là đúng khi nó thúc đẩy cơ hội đƣợc chẩn đoán và điều trị của ngƣời bệnh, đồng thời tránh đƣợc những kỳ thị đối với ngƣời bệnh và gia đình họ. Vì vậy, kiến thức về nguyên nhân của bệnh động kinh đƣợc cho là đúng khi cho rằng động kinh là do bệnh lý thần kinh tại não bộ, mặc dù, động kinh cũng có thể do yếu tố di truyền; về biểu hiện thì ngoài cơn co giật sùi bọt mép mà mọi ngƣời thƣờng biết đến thì động kinh còn có thể đƣợc biểu hiện bởi cơn vắng ý thức, cơn liên quan đến các giác quan...; về điều trị thì cần phải dùng thuốc tây y mặc dù cũng có cách điều trị bằng chế độ ăn cetone, phẩu thuật hoặc kích thích thần kinh phế vị; về trí tuệ thì kiến thức đúng là khi cho rằng ngƣời bệnh có trí tuệ bình thƣờng; về thái độ thì những thái độ tích cực hƣớng đến sự cƣ xử bình đẳng đối với ngƣời bệnh và gia đình họ thì đƣợc xem là có thái độ đúng, ví dụ nhƣ việc cho phép con em của mình chơi và học chung với trẻ bị động kinh, cho rằng ngƣời bệnh cũng nên đƣợc lập gia đình và có con cái, không phản đối việc kết hôn của con cáivới ngƣời bị bệnh động kinh, và tin rằng ngƣời bệnh cũng nên đƣợc tạo cơ hội có công ăn việc làm...
CHƢƠNG IV - PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU