Thái độ đối với bệnh động kinh

Một phần của tài liệu khảo sát hiểu biết và thái độ với bệnh động kinh của cộng đồng dân cư tại tp.hcm (Trang 91 - 94)

Về việc học và chơi chung, 28,8% ngƣời tham gia không đồng ý cho con mình học cùng trƣờng hoặc chơi chung với trẻ bệnh động kinh. Tỉ lệ cấm trẻ chơi chung tại Thổ Nhĩ Kỳ là 28% [23], trong khi đó thấp nhất tại New Zealand với tỉ lệ là 3% [29], tại Áo là 11% [48], còn tại Hungary là 19% [38]. Ngƣợc lại tại Châu Phi, có nơi tỉ lệ này lên tới 60% [39]. Ở Châu Á thái độ tiêu cực này dao động từ 11% đến 52% [10,21,22,23,29,34,41,44,46,54]. Một nghiên cứu ở Pakistan cho thấy 70% số ngƣời đƣợc hỏi không muốn quan hệ với ngƣời bệnh động kinh [47]. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng tƣơng tự kết quả nghiên cứu tại Ba Vì là 36% [50], nhƣng nhiều hơn tỉ lệ ở Nhân Chính [35] với chỉ 18,7% phản đối cho con họ chơi chung với trẻ bị động kinh (xem Bảng 31).

Bảng 31. Bảng so sánh các nghiên cứu tại các quốc gia, năm thực hiện về thái độ nhƣ (1) Không cho phép con mình chơi chung (Không-CC) với trẻ động kinh, (2) Không đồng ý cho con mình kết hôn (Không-KH) với ngƣời bệnh động kinh, và (3) Đồng tình rằng ngƣời bệnh nên có việc làm bình thƣờng.

Quốc gia Năm Không-CC (%) Không-KH (%) Có việc làm (%)

Mỹ 1974 6 18 79 Đức 1978 23 - 70 Ý 1983 11 - 70 Đan Mạch 1992 7 - 93 Anh 2002 - - 84-97 Áo 2005 11 15 84 Hy Lạp 2006 14 66 73 Trung Quốc 1988 57 87 35 Đài Loan 1992 18 72 49 Hồng Kông 2001 11,2 32,3 77,5 Myanmar 2002 44 71 14 Malaysia 2000 20 48 42 Singapore 2000 13 36 42 New Zealand 2002 3 9 69 Nhân Chính 2006 18,7 56 57 Ba Vì 2007 36 82 33

Đối với vấn đề lập gia đình, có 58,9% ý kiến đồng ý rằng ngƣời bệnh động kinh nên đƣợc lập gia đình. Tuy nhiên, khi hỏi về chính bản thân con và ngƣời thân của họ thì chỉ có 39,2% không phản đối con hoặc ngƣời thân trong gia đình kết hôn với ngƣời bệnh động kinh. Hai nghiên cứu khác tại Việt Nam cho thấy tại Ba vì có 82%, và tại Nhân Chính có 56% cấm không cho con họ kết hôn với ngƣời động kinh. Tỉ lệ không cho con lập gia đình với ngƣời bệnh động kinh tại Thổ Nhĩ Kỳ lên đến 62%, thấp nhất tại New Zealand 9%, các nơi khác dao động từ 15 đến 45% [9,23,29]. Tại châu Phi, tỉ lệ cấm không cho con em mình kết hôn với ngƣời động kinh lên đến 68% ở Senegal [39] và 57% ở Zambia [4]. Ở châu Á, tỷ lệ này cũng rất cao, 89% ở Jordan [22], 87% ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc [34], còn tại Kuwait là 72% [5], thấp nhất tại Hồng Kông là 32% [27], các nghiên cứu khác dao động từ

62 đến 82% [10,31,43,44,46].

Về quyền đƣợc có con của ngƣời bị bệnh động kinh, 57% cho rằng ngƣời bệnh động kinh nên đƣợc có con, kết quả khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể liên quan đến giới tính của ngƣời bệnh động kinh về vấn đề lập gia đình và sinh con. Tuy nhiên, tỉ lệ cho rằng ngƣời phụ nữ bị động kinh có thể lập gia đình và sinh con bình thƣờng nhƣ những ngƣời phụ nữ khác tại Hồng Kông 73% [27], tại Jordan là 70% [22], tại Kuwait là 54% [5] và tại Seoul, Hàn Quốc là 42% [18].

Đối với thái độ về việc làm của ngƣời động kinh, chỉ 32,6% có quan điểm ngƣời động kinh hoàn toàn có thể làm việc và có 38,3% có quan điểm là sẽ sa thải ngƣời lên cơn động kinh trong lúc làm việc nếu không khai báo trƣớc. Khảo sát tại Ba Vì và Nhân Chính cho thấy tỉ lệ cho rằng ngƣời động kinh có thể làm việc nhƣ ngƣời bình thƣờng là 33% và 57%. Một nghiên cứu ở New Zealand (2002) cho thấy có 69% cho rằng cơ hội việc làm cho ngƣời bệnh động kinh và ngƣời bình thƣờng là ngang bằng nhau [29]. Các nghiên

cứu còn lại ở Châu Âu cho thấy tỉ lệ này dao động trong khoảng từ 38 đến

52% [24,30,38,40,42,48]. Nghiên cứu ở Seoul, Hàn quốc (2004) cho thấy có

đến 63% từ chối thuê mƣớn ngƣời động kinh làm việc [18]. Tỷ lệ này là 44% tại Ấn Độ [43], 45% tại Kuwait [5], 50 % tại Jordan [22] và 53% tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc [34].

Thái độ tiêu cực đối với ngƣời bệnh động kinh liên quan đến việc học tập vui chơi chung với trẻ bình thƣờng, nên đƣợc lập gia đình, có công ăn việc làm cũng đƣợc phản ảnh qua tỉ lệ 16,4% ngƣời đƣợc khảo sát không dám hoặc phân vân trong việc chia sẻ thông tin với ngƣời quen nếu có ngƣời nhà bị bệnh động kinh. Thái độ kỳ thị này có thể giải thích phần nào bởi tính chất làng xã của xã hội Việt Nam, thậm chí cho đến hiện nay khi xã hội nƣớc ta đã có những phát triển nhất định, thái độ kỳ thị thƣờng không chỉ ảnh hƣởng đến bản thân ngƣời bệnh, mà cả đến toàn bộ gia đình họ. Đặc biệt, là việc viện dẫn đến những quan điểm sai lầm về sự trừng phạt liên quan đến luật nhân- quả, về tính di truyền, sự lây truyền của bệnh... vì những điều này có thể ảnh hƣởng không tốt và bất lợi cho cả gia tộc.

Khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy có 43,4% không có quan điểm rõ ràng về sự cần thiết phải đối xử bình đẳng giữa trẻ bị động kinh với trẻ khác trong học tập. Chúng tôi cũng ghi nhận có 31,5% ý kiến cho rằng động kinh là một dạng mất trí hoặc bệnh tâm thần, tỉ lệ này tại Ba Vì là 10% và tại Nhân Chính là 24%. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận trong khảo sát này là có 71% ý kiến không đồng ý cho ngƣời bệnh động kinh tham gia giao thông và 26,9% cho rằng bệnh nhân động kinh có thể gây nguy hiểm cho ngƣời xung quanh.

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu đều cho thấy cộng đồng có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với ngƣời bệnh động kinh, và mức độ của sự kỳ thị và phân biệt đối xử tùy thuộc vào các yếu tố nhƣ quốc gia, văn hóa, tình trạng

chính trị xã hội, điều kiện kinh tế cũng nhƣ trình độ học vấn của cộng đồng. Cũng nhƣ các nghiên cứu khác liên quan đến thái độ, yếu tố văn hóa xã hội có thể ảnh hƣởng đến cách trả lời của ngƣời đƣợc khảo sát, đặc biệt khi họ không muốn bộc lộ những quan điểm có thể bị cho là không đúng. Điều này cũng có thể góp phần vào sự khác biệt trong các khảo sát khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung thì ngƣời dân Châu Âu có cái nhìn và thái độ tích cực hơn so với ngƣời dân Châu Á và Châu Phi, và ngay tại Châu Âu thì các nƣớc phát triển hơn cũng có thái độ tích cực hơn so với các nƣớc ít phát triển hơn.

Một phần của tài liệu khảo sát hiểu biết và thái độ với bệnh động kinh của cộng đồng dân cư tại tp.hcm (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)