Khảo sát về mối liên quan với các đặc tính mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát hiểu biết và thái độ với bệnh động kinh của cộng đồng dân cư tại tp.hcm (Trang 94 - 97)

Hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận tuổi tác, trình độ học vấn và hoàn cảnh kinh tế xã hội có liên quan đến hiểu biết và thái độ đối với bệnh động kinh, trong đó tuổi càng trẻ, học vấn càng cao, hoàn cảnh kinh tế xã hội càng cao thì hiểu biết càng tốt và có thái độ tích cực đối với bệnh động kinh [16,20,28,30,33]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy yếu tố tuổi tác không liên quan nhiều đến hiểu biết và thái độ đối với bệnh động kinh, nhƣng tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu khác trình độ học vấn càng cao, ngƣời lao động trí óc và ngƣời sống ở trung tâm thành phố có khuynh hƣớng hiểu biết đúng hơn và thái độ tích cực hơn đối với bệnh động kinh. Sự khác biệt liên quan đến yếu tố tuổi tác trong khảo sát của chúng tôi so với các nghiên cứu khác có thể lý giải phần nào do hầu hết các nghiên cứu khác chủ yếu đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển và chỉ một vài nghiên cứu đƣợc thực hiện ở các nƣớc đang phát triển, nhƣng cũng có trình độ phát triển đáng kể so với nƣớc ta. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận có đến 84,2% ngƣời đƣợc khảo sát dùng vật cứng chẹn vào miệng của bệnh nhân để giúp bệnh nhân tránh khỏi bị cắn lƣỡi biết đến cách làm này là thông qua truyền miệng. Tuy không thể khảo sát nguồn thông tin đối với tất cả các hiểu biết và thái độ của ngƣời dân, việc xử lý giúp đỡ bệnh nhân một cách không đúng bằng cách chèn vật cứng vào

miệng cùng với kết quả khảo sát cho thấy yếu tố tuổi tác không liên quan đến hiểu biết và phần lớn các thái độ đối với ngƣời bệnh động kinh có thể giúp chúng ta giải thích phần nào lý do về hiểu biết không đúng của ngƣời dân trong thời gian dài, bởi chúng ta chƣa từng có những chƣơng trình giáo dục sức khỏe liên quan đến bệnh động kinh, và vì vậy hiểu biết và thái độ của ngƣời dân có đƣợc lâu nay chủ yếu là thông qua truyền miệng. Trong khi những ngƣời có trình độ học vấn cao, ngƣời lao động trí óc và ngƣời sống ở trung tâm thành phố thì lại có cơ hội tìm hiểu và quan tâm tìm hiểu về bệnh động kinh nhiều hơn. Mặc dù một số những hiểu biết này có thể là không đúng do nguồn cung cấp thông tin từ phƣơng tiện truyền thông và nhân viên y tế đã bị sai lệch ngay từ đầu.

Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố tuổi tác không có mối

liên quan đến hiểu biết về nguyên nhân, tính lây truyền, biểu hiện của động kinh, trí tuệ của ngƣời bệnh, dùng vật cứng chẹn vào miệng của ngƣời bệnh, về phƣơng pháp điều trị, về việc dùng thuốc, về việc cho phép con mình chơi và học tập chung với trẻ động kinh, tính sẵn sàng chia sẻ thông tin nếu có ngƣời thân bị bệnh, về việc đồng tình cho phép sử dụng phƣơng tiện giao thông, về thái độ xem động kinh là một bệnh mất trí/dạng tâm thần, về thái độ xem ngƣời bệnh có khả năng gây hại cho ngƣời khác, về thái độ đối xử bình đẳng giữa trẻ động kinh và trẻ bình thƣờng trong học tập, về thái độ ủng hộ việc có con của ngƣời bệnh động kinh, về việc sa thải ngƣời bệnh động kinh nếu họ không thông báo trƣớc về việc có bệnh của họ và lên cơn trong lúc làm việc. Tuy nhiên, lứa tuổi càng lớn thì càng có khuynh hƣớng có thái độ tiêu cực liên quan đến việc cho phép con cái và ngƣời thân kết hôn với ngƣời bệnh và ủng hộ ngƣời bệnh nên đƣợc lập gia đình.

Về yếu tố trình độ học vấn, chúng tôi không tìm thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với các kiến thức về bệnh động kinh, nhƣng ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì càng có thái độ tích hơn đối với ngƣời bệnh.

Ngoại trừ, học vấn càng cao càng có khuynh hƣớng dùng vật cứng chẹn vào trong miệng để giúp đỡ bệnh nhân (đây là kiến thức thực hành sai), thì học vấn càng cao càng có thái độ tích cực trong việc ủng hộ ngƣời bệnh đƣợc lập gia đình và nên đƣợc có con, có thái độ tích cực liên quan đến công ăn việc làm của ngƣời bệnh và việc sa thải ngƣời bệnh, đồng tình hơn trong việc cho phép ngƣời bệnh đƣợc lái xe, và thái độ tích cực liên quan đến việc đối xử bình đẳng giữa trẻ động kinh và trẻ khác trong học tập.

Liên quan đến yếu tố nghề nghiệp, chúng tôi ghi nhận nghề nghiệp không có mối liên quan đến phần lớn kiến thức và thái độ của ngƣời dân về bệnh động kinh. Ngoại trừ, nhóm ngƣời lao động trí óc có kiến thức tốt hơn về trí tuệ của ngƣời bệnh, và thái độ tích cực hơn về việc làm của ngƣời bệnh so với những ngƣời không đi làm.

Về yếu tố hôn nhân, chúng tôi không ghi nhận có mối liên quan nào giữa yếu tô hôn nhân với kiến thức đúng của ngƣời dân về bệnh động kinh và với hầu hết các thái độ của ngƣời dân đối với ngƣời bệnh động kinh. Điều thú vị là ngƣời sống độc thân có khuynh hƣớng không phản đối con hoặc ngƣời thân trong gia đình kết hôn với ngƣời bệnh động kinh. Phải chăng vì họ không có một áp lực tâm lý cũng nhƣ gánh nặng cuộc sống gia đình nên đã có một thái độ tƣơng đối tích cực liên quan đến vấn đề này.

Về yếu tố địa lý, những ngƣời ở trung tâm thành phố có hiểu biết đúng về nguyên nhân và về biểu hiện của bệnh động kinh tốt hơn. Về thái độ sẵn sàng chia sẻ thông tin khi có ngƣời nhà bị động kinh thì ngƣời sống ở ngoại ô có khuynh hƣớng tích cực hơn so với ngƣời sống ở trung tâm thành phốCũng chính gánh nặng tâm lý kỳ thị ngƣời sống ở trung tâm thành phố có thái độ về việc làm, đƣợc phép tham gia giao thông, bình đẳng trong học tập của ngƣời bệnh tích cực hơn so với ngƣời sống ở khu cận trung tâm. Giải thích cho những ghi nhận về mối liên quan giữa khu vực dân cƣ và thái độ đối với

ngƣời bệnh, chúng tôi cho rằng có thể do những ngƣời sống ở ngoại ô ít chịu gánh nặng tâm lý kỳ thị trong cuộc sống, học tập và công ăn việc làm nên đã có thái độ cởi mở hơn về việc chia sẻ thông tin, và cũng chính vì áp lực tâm lý kỳ thị có thể có ở ngƣời dân sống ở trung tâm thành phố nên họ thƣờng có thái độ tích cực và bao dung hơn về việc làm, tham gia giao thông và bình đẳng trong học tập.

Tóm lại, khảo sát của chúng tôi về mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và các đặc điểm dân số cho thấy trình độ học vấn càng cao, ngƣời lao động trí óc và ngƣời sống ở trung tâm thành phố có khuynh hƣớng hiểu biết đúng hơn về bệnh động kinh và có thái độ tích cực hơn đối với ngƣời bệnh động kinh. Kết quả này không khác với các nghiên cứu khác trên thế giới và khu vực, đặc biệt là Caveness và Gallup đã ghi nhân xu hƣớng thay đổi về kiến thức và thái độ của ngƣời dân theo hƣớng tốt và tích cực hơn khi trình độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng tốt hơn trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện xuyên suốt trong 30 năm [16].

Một phần của tài liệu khảo sát hiểu biết và thái độ với bệnh động kinh của cộng đồng dân cư tại tp.hcm (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)