KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị (Trang 47 - 56)

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị những bò bị viêm vú lâm sàng bằng 3 phác đồ khác nhau.

+ Phác đồ 1: Amoxicillin: 1ml/10-15 kg TT; tiêm bắp, 1 lần/ngày, liệu trình điều trị tối đa 5 ngày.

+ Phác đồ 2: sử dụng Mastijet Fort với thành phần gồm: Tetracyclin HCl 200mg

Neomycin base 250mg Bacitracin 2000UI Prednisolon 10mg Tá dược vừa đủ 8g

Bơm trực tiếp vào lá vú bị viêm sau khi đã vắt kiệt sữa

+ Phác đồ 3: kết hợp dùng Amoxicillin: 1ml/10-15 kg TT; tiêm bắp, 1 lần/ngày đồng thời sử dụng Mastijet Fort bơm trực tiếp vào lá vú sau khi đã vắt kiệt sữa, liệu trình điều trị tối đa 5 ngày.

Ngoài ra trong các phác đồ điều trị chúng tôi có sử dụng thuốc trợ sức, trợ lực và giải độc cho vật bệnh. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa Phác đồ điều Số núm vú điều trị Số núm vú khỏi Tỷ lệ khỏi Số ngày điều trị trung bình

trị (%)

I 86 70 81,40 4,0

II 86 72 83,72 3,5

III 86 83 96,51 3,0

Biểu đồ 4.5. Kết quả điều trị viêm vú lâm sàng

Qua bảng 4.8 và chúng tôi có nhận xét sau: Trong 3 phác đồ thử nghiệm điều trị: kết quả điều trị của phác đồ III là cao nhất (96,51% bò khỏi bệnh) thời gian điều trị ngắn (3 ngày) tiếp tới là phác đồ II cho tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 83,72% và số ngày điều trị trung bình 3,5 ngày; Phác đồ I cho kết quả thấp nhất 81,40% và thời gian điều trị dài nhất (4 ngày).

Theo chúng tôi sở dĩ điều trị bằng phác đồ 3 cho kết quả tốt nhất là do ta đã sử dụng kết hợp phương pháp điều trị cục bộ tuyến vú (sử dụng sản phẩm Mastijet Fort có thành phần Neomycin, một kháng sinh có độ mẫn cảm cao với tập đoàn vi khuẩn gây viêm vú) với điều trị toàn thân bằng cách tiêm kháng sinh Norfloxacin vào bắp thịt. Hơn nữa trong thành phần Mastijet Fort ngoài Neomycin còn có thành phần bổ trợ đặc biệt Prednisolon một hoạt chất có tác dụng tiêu viêm mạnh. Chính vì vậy đã thúc đẩy quá trình viêm nhanh hơn và kích thích sự phục hồi của tuyến vú làm tỷ lệ khỏi bệnh cũng như rút ngắn thời

gian điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng: để điều trị bệnh viêm vú bò có hiệu quả cao cần lưu ý:

+ Trong thời gian điều trị cần cách ly bò bệnh đồng thời phải làm tốt công tác hộ lý, chăm sóc.

+ Tiến hành 2 biện pháp song song điều trị cục bộ và tại chỗ và toàn than đồng thời cần thiết sử dụng biện pháp hỗ trợ: giảm thức ăn bò bị viêm vú, bò bệnh có chế độ chăm sóc riêng, bổ sung ADE và các vitamin.

4.5. Quy trình vắt sữa bò, quy trình phòng bệnh, quy trình điều trị bệnh

Quy trình vắt sữa bò

+ Kiểm tra dụng cụ vắt sữa:

Sau mỗi lần vắt sữa dụng cụ phải được rửa sạch và hong khô để sẵn sàng cho lần vắt sữa tiếp theo

Nếu dụng cụ không sạch rửa lại với nước sạch và hong khô + Vệ sinh chuồng trại:

Nhằm giảm số lượng vi khuẩn Dọn phân và thức ăn thừa

Rửa sạch nền chuồng và dụng cụ vệ sinh chuồng trại bằng nước sạch Định kỳ dùng hoá chất chuyên dùng để khử trùng

+ Rửa sạch, lau khô bầu vú và núm vú: Giảm số lượng vi khuẩn bám trên bầu vú bò

Rửa và lau khô bầu vú tương ứng với xoa bóp bầu vú để kích thích bò sản xuất nhiều sữa hơn.

Kích thích tiết oxytocin + Kiểm tra sữa đầu tiên:

Nhằm loại bỏ những tia sữa chứa nhiều vi khuẩn và kiểm tra sữa có bình thường hay không.

+ Vắt sữa và vắt kiệt sữa

Kích thích tạo thêm sữa lần sau Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm vú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sữa cuối chứa nhiều chất béo

+ Những núm vú sau khi vắt sữa để tiêu diệt các vi khuẩn mà vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào núm vú.

+ Không để bò nằm sau khi vắt sữa với mục đích không cho vi khuẩn từ nền chuồng và trên mặt đất chui vào bầu vú khi núm vú chưa kịp đóng.

+ Lọc sữa và đổ sữa vào bình.

+ Vệ sinh dụng cụ vắt sữa để loại bỏ các chất béo, chất đạm bám trên bề mặt dụng cụ nhằm không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Quy trình phòng bệnh viêm vú bò

Để phòng bệnh viêm vú, cần chú ý tuân thủ các điểm sau đây:

- Khi mua bò cần chọn những con bò có hình dạng bầu vú và núm vú đẹp, cân đối. Những con vú quá chảy xệ, núm vú nhỏ và thụt sâu vào bên trong v..v.. có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Giữ điều kiện môi trường xung quanh, chuồng nuôi vệ sinh, phù hợp với sinh lý bò.

- Tăng cường việc dọn phân và rửa chuồng hàng ngày, tối thiểu 2 lần/ngày.

- Nên định kỳ sử dụng chất sát trùng chuồng trại để tẩy rửa chuồng, tối thiểu 1 lần/tháng. Tránh sử dụng vôi để sát trùng chuồng trại.

- Tránh những tác động cơ học của nền chuồng làm tổn thương bầu vú. Nên nhốt riêng bò khoẻ mạnh và bò bị viêm vú.

- Nền chuồng có độ dốc 15% không nên quá dốc hoặc quá bằng tạo điều kiện cho nước thoát.

- Khu xử lý nước phân và nước thải cách chuồng bò tối thiểu là 10m - Thường xuyên vệ sinh, phun khử nền chuồng, tường và mái chuồng. + Cách vắt sữa hợp vệ sinh

- Khi vắt xong lau khô và nhúng vú bằng dung dịch lugol 2%o hoặc Iodin 10%o.

- Những bò viêm vú được vắt sau cùng

+ Sử dụng chương trình quản lý bò cạn sữa hiệu quả và xử lý triệt để những thuỳ vú bị viêm cận lâm sàng vào giai đoạn cạn sữa.

+ Xén lông trên cơ thể bò (đối với bò lông tốt). Cắt tỉa bớt lông đuôi để tránh sự quất phân, chất bẩn lên người và bầu vú.

+ Đối với bò thường xuyên bị rỉ sữa trước giờ vắt sữa hoặc trong thời gian cạn sữa thì: thường xuyên bổ sung vào thức ăn cho bò hằng ngày từ 5-10 gram MgSO4 và hàng ngày nhúng bầu vú bằng thuốc sát trùng thích hợp.

+ Xử lý thích hợp và đúng lúc tất cả những bò bị viêm vú lâm sàng.

- Liệu pháp xử lý bò viêm vú do nấm (bò được điều trị kháng sinh kết hợp massage và chườm đá thì bò giảm, ngưng xử dụng thuốc thì trở lại...) Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000). Đối với những bò này phải kết hợp điều trị bằng cách: sau khi vắt sữa xong bơm bicacsbonat Natri 5 - 10% vào bầu vú để rửa, kết hợp với tiêm oxytocine 20-30 UI/con/lần để vắt kiệt sữa và nước rửa ra ngoài. Trường hợp bò bị nặng có thể cai sữa để điều trị.

Chú ý: đối với bò bị viêm vú có sử dụng kháng sinh trong thời gian bò mang thai thì tránh kháng sinh có chứa Dexamethazon để không gây xẩy thai cho bò.

- Đối với bò bị viêm vú do Ecoli cấp tính thì việc điều trị kháng sinh phải kịp thời và kết hợp với chất tiêu viêm nhanh như: Suanovin, Presinisolon... Để chống cứng bầu vú.

+ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống sự nhiễm bệnh. - Định kỳ tẩy giun, sán (nội, ngoại ký sinh) nhất là sán lá gan. - Những bò chuyển vùng cần được tiêm phòng ký sinh đường máu. - Đảm bảo thức ăn tinh và khoáng cần thiết trong thời gian can sữa. Quy trình điều trị

- Trong thời gian điều trị, bò bệnh phải được nhốt riêng cách ly, có người chăm sóc và dụng cụ riêng. Phân và chất độn chuồng, chất thải khác phải được tiêu độc triệt để

hằng ngày. Những con vật không còn khả năng chữa khỏi do những trường hợp bất khả kháng (điều trị lâu ngày không kết quả, bò già) tốt nhất là loại thải sớm.

- Để điều trị bò bệnh viêm vú, tiến hành 2 biện pháp song song: a. Điều trị tại chỗ:

+ Tiến hành xoa bóp bầu vú: khi vú chưa sưng, chưa đỏ thì xoa bóp lạnh (chườm lạnh) khi bầu vú đã sưng cứng thì xoa bóp nóng (chườm nóng). Có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như lá đu đủ giã nát với một lượng muối xoa đều bầu vú hoặc hơ nóng lá đu đủ để chườm vào bầu vú bò, hoặc dùng củ đao giã nát với muối xoa bên ngoài bầu vú

+ Nhúng vào dung dịch sát trùng: có thể sử dụng các loại sát trùng nhúng núm vú như Iodine, Diplo hoặc CID 20.

+ Sử dụng thuốc chống viêm: Có thể dùng loại thuốc kháng viêm mới không chứa steroid, tác động nhanh, mạnh và kéo dài, không gây ảnh hưởng trên sữa, giúp giảm đau hạ sốt đang được khuyến cáo như sau:

+ Neuxyn tiêm 2ml/50kg thể trọng. Điều trị toàn thân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên cạnh việc điều trị tại chỗ, khi cần thiết phải tiến hành các biện pháp điều trị toàn thân cho bò sữa nếu bò có triệu chứng toàn thân (sốt cao, bỏ ăn...)

- Tiêm thuốc kháng sinh liều cao: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh Amoxoil Retard (Amoxycillin) với liều 1ml/15-30 kg thể trọng với tác dụng kéo dài 48 giờ.

- Biện pháp hỗ trợ: giảm thức ăn bò bị viêm vú, bò bệnh có chế độ chăm sóc riêng, bổ sung ADE và Vitamin.

Trong quá trình điều trị cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đặc biệt chú trọng trong khâu hộ lý cho bò sữa (đảm bảo vệ sinh chuồng trại, kết hợp điều chỉnh khẩu phần ăn, dùng các lạo thuốc trợ lực) thì hiệu quả điều trị cao.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

+ Tỷ lệ bò bị bệnh viêm vú lâm sàng giảm dần qua các năm 2012 (24,95%) đến 10/2014 (19,72%).

+ Bò bị bệnh viêm vú ở địa bàn xã Vĩnh Thịnh xảy ra vào mùa hè là cao nhất (26,41%).

+ Tỷ lệ bò bị mắc bệnh viêm vú qua các lứa 6 đến lứa 8 là cao nhất (25,53%). + Tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng, giống HF là cao nhất (48,27%).

+ Hai lá vú phía sau có tỷ lệ mắc bệnh (28,96%), (31,96%) cao hơn so với 2 lá vú phía trước (16,25%), (22,81%).

+ Vắt sữa bằng tay có nguy cơ mắc bệnh (36,38%) cao hơn so với phương pháp vắt sữa bằng máy (15,97%).

+ Bò sữa bị viêm vú, dùng phác đồ điều trị III: bơm trực tiếp Mastijet Fort vào lá vú bị viêm sau khi đã vắt kiệt sữa kết hợp sử dụng Amoxicillin: 1ml/10- 15 kg TT; tiêm bắp, 1 lần/ngày, liệu trình điều trị tối đa 5 ngày cho kết quả điều trị cao tỷ lệ khỏi bệnh 96,51% thời gian điều trị ngắn 03 ngày.

5.2. Kiến Nghị

+ Áp dụng kết quả vào thực tiễn sản xuất + Tiếp tục nghiên cứu thêm về:

- Các nguyên nhân khác gây bệnh viêm vú - Vai trò của máy vắt sữa đối với bệnh viêm vú - Sinh thái môi trường ảnh hưởng đến bệnh viêm vú - Hiệu quả kinh tế sau khi áp dụng các quy trình - Thử nghiệm một số loại kháng sinh nhập ngoại

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1 Nguyễn Thị Bích Diệp (2010), “Nghiên cứu thực trạng, giải pháp phòng và trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, luận án thác sĩ, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

2 Trần Tiến Dũng (2003), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh viêm vú bò sữa, tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 4 ”

3 Trần Thị Hạnh (2005), Các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh vắt sữa và biện pháp cải thiện.

4 Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự (1996-1997), “Kết quả nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm vú bò bằng phương pháp California Mastitis Test và phân lập vi

khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi bò sữa ” kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp.

5 Bạch Đăng Phong (1995) “Bệnh viêm vú bò sữa”. Khoa học kỹ thuật, Hội thý y Việt Nam, tập 2.

6 Trương Quang (1995), “Chuyên đề bệnh viêm vú bò sữa ”, Tài liệu tham khảo dành cho cao học thú y môn truyền nhiễm- Khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp I.

7 Phùng Quốc Quảng (2002), “ Báo cáo bệnh viêm vú ở bò sữa”, Hội thảo kỹ thuật chăn nuôi bò và một số bệnh ở bò sữa.

8 Nguyễn Như Thanh (1997), Vi sinh vật thú y, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 9 Trần Công Thành (1997), Tình hình bệnh sản khoa trên đàn bò nuôi tại các tỉnh

Tây Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

10 Lê Thị Thịnh(1998), Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu và biện pháp chẩn đoán phi lâm sàng viêm vú bò sữa, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

11 Bùi Thi Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội.

12 Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, Phương Song Liên (2000), một số bệnh quan trọng ở trâu bò, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Trung tâm Khuyến nông quốc gia (2004), Quy trình kỹ thuật vắt sữa thủ công. 14 JICA- Viện thú y quốc gia (2004), Sổ tay thú y dành cho thú y viên, Hà Nội. 15 Viện chăn nuôi (2006), “Khai thác sữa đảm bảo chất lượng và vệ sinh”, Tài liệu

tập huấn chăn nuôi bò sữa

II. Tài liệu nước ngoài

1. Anri Akita, Kanameda, 2002, Current concept and practice on mastitis control Program in hokkaido, Japan.

2. National Mastitis Council.1980.

3. Smith T.L. Hogan J.D., Smith K.L.(1999), Efficacy of intramamary immunization with an.

4. Chritstie, Atkins và Munch- Peterson (1994), Ein obligat anaerober gasbilden der nodol- posotiver micrococcus (Micrococcus in dolicus N.sp), Acta Pathol, Microbiol scand, Suppl, 18: 42-63( in Swedick).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị (Trang 47 - 56)