Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị (Trang 36 - 56)

Vị trí địa lý:

Vĩnh Thịnh là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Vĩnh Tường, phía

Bắc giáp xã Tuân Chính, phía Tây giáp xã An Tường, phía Đông giáp xã Phú Đa, phía Đông Nam giáp xã Vĩnh Ninh, phía Đông Bắc giáp xã Tam Phúc, phía Tây Nam giáp với Sông Hồng.

Vị trí của xã nằm hoàn toàn phía ngoài của đê trung ương, có phù xa Sông Hồng bồi đắp hằng năm, rất thuận lợi cho chăn nuôi và trồng trọt phát triển.

Xã Vĩnh Thịnh có 16 thôn, Hệ, An Lão trên, An Lão giữa, An Lão ngược, An Lão xuôi, Trại Trì, Liễu, Môn Trì, An Hạ, Khách Nhi, Khách Nhi ngược, Khách Nhi xuôi, Hoàng Xá Đình, An Thượng, Hoàng Xá Ngược, Hoàng Xá đông.

- Đất đai:

Diện tích đất tự nhiên 1000,3 ha

Diện tích đất hằng năm: 677,64 ha, trong đó: + Đất 2 vụ lúa: 205,35 ha + Đất 1 vụ lúa: 73,53% + Đất chuyên màu: 228,46% + Đầm, hồ ao: 125,2 ha + Đất khác: 45,1 ha 4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội -Dân số là 10720 người - Số hộ: 2250 hộ - Số lao động chính: 5300 người - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,27%

Theo báo cáo mới nhất của UBND xã Vĩnh Thịnh (ngày 01 tháng 07 năm 2014):tổng giá trị sản xuất ước đạt: 307,64 tỷ đồng. Trong đó Nông nghiệp đạt: 138,64 tỷ đồng = 115,8% so với cùng kỳ, tiểu thủ công nghiệp là: 30 tỷ đồng = 88,2 % so với cùng kỳ, thương mại dịch vụ là: 92 tỷ đồng = 97,8% so với cùng kỳ, các nguồn lao động, lương cán bộ và BHXH là: 53 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất từ chăn nuôi gia súc, gia cầm ước đạt: 122,03 tỷ đồng, bằng 120,1 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa đóng góp rất nhiều vào giá trị sản xuất nông nghiệp, cụ thể năm 2014 tổng đàn trâu bò là 4.474 con, trong đó bò sữa là 3.214 con tăng so với năm 2013. Với nhiều chương trình dự án đầu tư cho chăn nuôi bò sữa, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa tại xã vẫn đang được quan tâm hỗ trợ nhằm tăng số lượng đàn bò và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Hệ thống trường học trạm y tế, giao thông của xã phát triển đáp ứng được nhu cầu, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trong xã.

4.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Cơ cấu đàn bò sữa của xã Vĩnh Thịnh qua các năm (2012- 10/2014)

Theo số liệu thống kê của Ban Thú y xã Vĩnh Thịnh mà chúng tôi có được cơ cấu về đàn bò sữa nuôi tại địa phương từ 2012 – 10/2014. Số liệu được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Cơ cấu đàn bò sữa nuôi tại Vĩnh Thịnh từ 2012 – 10/2014

Năm Tổng đàn

(con) Bò khai thác Bò cạn sữa

SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) 2012 1.441 802 55,65 438 30,40 201 13,95 2013 2.584 1.450 56,11 800 30,96 334 12,92 10/2014 3.214 1.950 60,67 902 28,06 362 11,26

Từ bảng 4.1 chúng ta thấy rằng số lượng đàn bò sữa trong huyện ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 có 1441 con trong đó có 802 con đang khai thác sữa chiếm 55.65%%, số lượng bò cạn sữa chiếm 30,40%, số lượng bê chiếm tỷ lệ 13,95%. Năm 2013 tăng 1143 con lên đến 2584 con, trong đó có 1450 con đang khai thác chiếm 56,11%, số lượng bò cạn sữa là 800 con bò chiếm tỷ lệ 30,96%, số bê là 334 con chiếm 12,92%. Sang tới tháng 10/2014 số lượng bò sữa tiếp tục tăng mạnh từ 2584 con lên tới 3214 con. Tỷ lệ đàn bò đang khai thác có 1950 con chiếm tỷ lệ 60,67% cũng có tăng hơn các năm trước.Tóm lại, đàn bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh ngày càng phát triển qua các năm khảo sát 2012 tới 10/2014. Có được sự phát triển đó là việc chăn nuôi bò sữa đã và đang được các cấp các ngành quan tâm, bên cạnh đó nhu cầu về sữa ngày càng tăng, việc tiêu thụ sữa dễ dàng và giá sữa ngày càng tăng cũng là nhân tố tích cực khuyến khích người chăn nuôi phát triển đàn bò sữa của mình.

4.2.2. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng

Bằng phương pháp hồi cứu kết hợp với kết quả thống kê của thú y cơ sở tại phòng khuyến nông xã, và đã thu thập được kết quả về tỷ lệ viêm vú của đàn bò sữa nuôi tại xã Vĩnh Thịnh chúng tôi có bảng 4.2

Bảng 4.2 Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng Năm

Số bò theo dõi

(con) Số lượng (n)Số bò bị viêm vúTỷ lệ (%)

2012 601 150 24,95

2013 590 130 22,03

10/2014 583 115 19,72

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ (%) bò mắc bệnh viêm vú lâm sàng qua các năm

Qua kết quả của bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy: Đàn bò sữa của xã

Vĩnh Thịnh trong các năm 2012, 2013 và 2014 đều bị viêm vú. Trong đó năm 2012 có 150 con mắc trong 601 con điều tra, chiếm tỉ lệ 24,95%. Đến năm 2013 tình hình mắc bệnh viêm vú trên đàn bò sữa trong huyện có xu hướng giảm đi với 130 con mắc trong tổng số 590 con điều tra, chiếm tỉ lệ 22,03%. Đến 10/2014 thì số lượng viêm vú giảm còn 115 con chiếm 19,72%.

Như vậy số lượng đàn bò bị viêm vú năm sau giảm hơn so với năm trước. Nguyên nhân là do các hộ chăn nuôi đã thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phù hợp với điều kiện của địa phương một cách nghiêm ngặt. Việc giảm số lượng bò bị viêm vú đánh dấu một bước phát triển của nghề chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Phúc nói chung và Vĩnh Thịnh nói riêng. Sản lượng sữa năm sau cao hơn năm trước góp phần cải thiện đời sống của các hộ chăn nuôi và ngày càng đáp ứng được nhu cầu sữa trong nước.

4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú bò sữa

4.3.1. Ảnh hưởng của mùa vụ trong năm đến bệnh viêm vú bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh Thịnh

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú bò sữa theo các mùa trong năm

Mùa Số con theo dõi Số con bị viêm Tỷ lệ nhiễm (%)

Xuân 430 101 23,48

Hạ 530 140 26,41

Thu 434 84 19,35

Đông 380 70 18,42

Tổng hợp 1.774 395 22,37

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ (%) bò sữa mắc bệnh viêm vú theo mùa

Qua bảng 4.3 ta thấy mùa hè bệnh viêm vú xảy ra nhiều nhất trong năm 26,41%, sau đó lần lượt là mùa xuân 23,48%, mùa thu 19,35% và cuối cùng là mùa đông 18,42%.

Sở dĩ có kết quả là do mùa hè có nền nhiệt cao, độ ẩm không khí cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhất là vi khuẩn môi trường. Mặt khác mùa hè cũng là mùa của ruồi phát triển không những chúng đốt núm vú mà chúng còn là vật truyền lây mầm bệnh từ con bệnh sang con lành góp phần làm cho tỷ lệ viêm vú cũng tăng lên. Hơn nữa thời tiết nóng, ẩm độ không khí cao cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của đàn bò như stress nhiệt độ làm cho sức đề kháng với bệnh giảm bởi những hocmon bất lợi được giải phóng vào máu gây trở ngại cho bạch cầu và phá huỷ vi sinh vật. Ngoài ra những con bò già, trọng lượng lớn, năng suất cao mẫn cảm với thời tiết nóng vì thời tiết nóng kết hợp với

độ ẩm không khí cao làm cho bò ăn ít, lượng tế bào thân tăng dẫn tới bệnh viêm vú tăng trong mùa hè. Mặt khác mùa hè là mùa mưa nhiều, độ ẩm không khí cao môi trường dễ bị ô nhiễm.

Do thời tiết nóng, cơ thể bò sản sinh kháng thể giảm, dẫn đến sức đề kháng với bệnh giảm nêm bò bị viêm vú cũng cao hơn các mùa khác trong năm. Vì vậy cần có những biện pháp tích cực để hạn chế bệnh viêm vú ở bò sữa hay sảy ra trong thời gian này.

Kết quả của chúng tôi so sánh với kết quả nghiên cứu trước đây về bệnh viêm vú ở Hà Nội và các vùng phụ cận có khác nhau (Lê Thị Thịnh, 1998) thì cho rằng các hộ chăn nuôi bò sữa ở Gia Lâm bệnh viêm vú xảy ra nhiều vào mùa đông- xuân và mùa thu. Tức là tháng 2-3-4 và tháng 9-10-11 dương lịch còn tỷ lệ viêm vú thấp nhất vào mùa hè trong năm chỉ 10%, còn mùa đông tỷ lệ viêm vú cao nhất là 21%. Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác nhau như vậy là phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết khí hậu của từng khu vực, cũng như có công tác phòng và trị bệnh, vệ sinh khác nhau.

Mùa nào trong năm có nhiệt độ không khí thích hợp, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều làm cho không khí dễ bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh viêm vú phát triển và minh chứng rõ nhất được thể hiện ở bảng 4.3

Ngược lại mùa đông tỷ lệ mắc bệnh viêm vú thấp do nhiệt độ không khí thấp, lượng mưa ít, vi khuẩn ít hoạt động và tồn tại xung quanh vật nuôi như: Đất, đồng cỏ, không khí khi mùa mưa đến vi khuẩn có điều kiện phát triển nên bệnh viêm vú hay xảy ra vào lúc này. Do vậy cần có những biện pháp phòng chống trước như quy hoạch chuồng trại, vệ sinh thú y, vệ sinh vắt sữa phải được làm tốt.

4.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm vú bò sữa

Theo kết quả điều tra bệnh viêm vú theo lứa đẻ trên bò sữa chúng tôi có

bảng 4.4:

Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ Chỉ tiêu 2012 2013 10/2014 Số bò khai thác Số bò bị viêm vú Tỷ lệ (%) Số bò khai thác Số bò bị viêm vú Tỷ lệ (%) Số bò khai thác Số bò bị viêm vú Tỷ lệ (%) ` 1 98 28 28,57 96 24 25,00 91 19 20,87 2 96 24 25,00 82 13 15,85 86 16 18,60 3 85 17 20,00 86 17 19,76 84 15 17,85 4 84 18 21,42 87 16 18,39 86 14 16,27 5 80 21 26,25 78 18 23,07 83 16 19,27 6-8 88 26 29,54 87 24 27,08 88 22 25,00 >8 70 16 22,85 74 18 24,32 65 13 20,00 Tổng hợp 601 150 24,95 590 130 22,03 583 115 19,72

Qua bảng 4.4 cho ta thấy bò đẻ ở lứa 1 và lứa 6-8 có tỷ lệ viêm vú cao cụ thể: lứa 1 năm 2012 có 28 con bị bệnh chiếm 28,57%, đến năm 2013 có 24 con chiếm 25,00%, đến 10/2014 có 19 con bị bệnh chiếm 20,87%. Lứa 6-8 năm 2012 có 26 con bị bệnh chiếm 29,54%, năm 2013 có 24 con bị bệnh chiếm 27,08%, đến 10/2014 có 22 con bị bệnh chiếm 25,00%. Các lứa 2 và 3 thường cho tỷ lệ thấp hơn. Bò lứa thứ nhất tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa như đẻ khó, sát nhau, viêm tử cung, và chức năng bài tiết sữa chưa cao, đều có khả năng dẫn đến viêm vú, nhất là trong trường hợp bệnh trên kéo dài, môi trường vệ sinh không đảm bảo.

Bò đẻ lứa thứ 6 và 8 tỷ lệ viêm vú cao, bởi vì ở lứa đẻ này bò cho sản lượng sữa cao nhất, khả năng bò bị dò sữa qua núm vú lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào. Mặt khác ở bò cao sản bầu vú to, sệ rất dễ bị bệnh viêm vú lứa 6 và 8 cao hơn các lứa khác. Bệnh viêm vú ở bò sữa thường thấy ở thời kỳ tiết sữa và giai đoạn cuối kỳ cạn sữa.

Chritstie, Atkins và cs (1994) biết lứa đẻ ở bò sữa cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ bệnh viêm vú, ở lứa đẻ đầu và lứa đẻ càng cao (lứa 7,8) tỷ lệ mắc bệnh cao (23,08% và 21,05%), thấp nhất ở lứa 3, lứa 4 là 5,41% và 2,70%.

Qua đó ta có thể chăm tốt hơn bò ở lứa 1,6,7,8 phòng tránh bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh viêm vú bò sữa gây ra.

4.3.4. Ảnh hưởng của giống bò sữa đến bệnh viêm vú

Đối với chăn nuôi bò sữa, viêm vú là một bệnh thường gặp và gây tổn thất không nhỏ đến năng suất và chất lượng của sữa. Điều kiện vệ sinh, điều kiện tự nhiên, chế độ khai thác, giống, tuổi,... đều ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh viêm vú.

Kết quả điều tra về bệnh viêm vú theo giống khác nhau chúng tôi đưa ra bảng 4.5

Bảng 4.5. Kết quả điều tra bệnh viêm vú cận lâm sàng ở bò sữa xã Vĩnh Thịnh theo các giống bò

Năm Chỉ tiêu HF F1 F2 F3 Tổng

2012 Số lượng bò(theo dõi)Số bò bị viêm vú 106 12630 25082 21532 601150

Tỷ lệ (%) 60,00 23,80 32,80 14,88 24,95

2013 Số lượng bò theo dõi 11 108 238 233 590

Số lượng bò bị viêm vú 5 24 68 33 130

Tỷ lệ (%) 45,45 22,22 28,57 14,16 22,03

10/2014 Số lượng bò theo dõiSố lượng bò bị viêm vú 83 11322 23560 22730 583115

Tỷ lệ (%) 37,50 20,37 25,53 13,21 19,72

Tổng Số lượng bò theo dõi 29 347 723 675

Số lượng bò bị viêm vú 14 76 210 95

Tỷ lệ(%) 48,27 21,90 29,04 14,07

Qua bảng 4.5 cho thấy, giống bò sữa khác nhau thì tỷ lệ bò sữa bị viêm vú khác nhau. Giống bò thuần chủng HF có tỷ lệ bệnh viêm vú cao nhất: Năm 2012 là 60,00%, năm 2013 là 45,45% năm 2014 là 37,50%, trung bình là 48,27% và thấp nhất là bò F3 năm 2012 là 14,88%, năm 2013 là 14,16%, đến 10/2014 là 13,21%, trung bình là 14,07%, còn F1 đứng thứ 2 với tỷ lệ trung bình là 21,90% sau đó là F2 với tỷ lệ 29,04%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả Trần Tiến Dũng (2003) cũng đã khng định giống bò thuần HF có tỷ lệ mắc bệnh viêm vú cao, các giống còn lại (F1,F2,F3) tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Sở dĩ có kết quả như vậy theo chúng tôi là giống bò HF thuần chủng là giống bò nhập nội từ các nước ôn đới, chúng được chăm sóc với quy trình kỹ thuật cao, trong khi đó nhập về Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, cộng thêm kỹ thuật chăm sóc, chế độ thức ăn còn hạn chế nên tỷ lệ bò sữa thuần mắc bệnh sẽ cao. Giống bò F3 là giống bò có sản lượng thấp, sức đề kháng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta nên chúng ít bị viêm vú. Nguyên nhân gây bệnh viêm vú ngoài sự thích ứng với môi trường thì sự cấu tạo của bầu vú, ảnh hưởng của người vắt sữa, điều kiện vệ sinh cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm vú. Bầu vú có cấu tạo cao gọn, người vắt sữa nhẹ nhàng đúng kỹ thuật, ít thay đổi, chăm sóc, quản lý bò hợp lý thì tỷ lệ bò bị viêm vú sẽ ít hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy những giống bò năng suất cao như giống HF đễ bị viêm vú hơn. Điều này có thể khác phục bằng việc đảm bảo nuôi dưỡng, khai thác sữa hợp lý, vắt hết sữa, không thay đổi người vắt, quy trình vắt cũng như việc đảm bảo tốt các điều kiện vệ sinh trong khâu nuôi dưỡng, vắt sữa…

4.3.5. Ảnh hưởng của vị trí lá vú đến bệnh viêm vú bò sữa tại xã Vĩnh ThịnhBảng 4.6. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú trên các lá vú Bảng 4.6. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú trên các lá vú Năm Số bò bị viêm vú Tổng số lá vú bị A B C D Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2012 150 286 48 16,78 65 22,72 85 29,72 94 32,86 2013 130 231 41 17,74 50 21,64 64 27,70 71 30,73 10/2014 115 215 30 13,95 52 24,18 63 29,30 69 32,09 Tổng 395 732 119 16,25 167 22,81 212 28,96 234 31,96

Biểu đồ 4.3. Kết quả xác định vị trí lá vú bò bị viêm

Quy định: A (lá vú phía trước, bên phải bò), B (lá vú phía trước bên trái bò), C (lá vú phía sau bên phải bò), D (lá vú phía sau bên trái bò).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị (Trang 36 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w