Ảnh hưởng của giống bò sữa đến bệnh viêm vú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị (Trang 43 - 45)

Đối với chăn nuôi bò sữa, viêm vú là một bệnh thường gặp và gây tổn thất không nhỏ đến năng suất và chất lượng của sữa. Điều kiện vệ sinh, điều kiện tự nhiên, chế độ khai thác, giống, tuổi,... đều ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh viêm vú.

Kết quả điều tra về bệnh viêm vú theo giống khác nhau chúng tôi đưa ra bảng 4.5

Bảng 4.5. Kết quả điều tra bệnh viêm vú cận lâm sàng ở bò sữa xã Vĩnh Thịnh theo các giống bò

Năm Chỉ tiêu HF F1 F2 F3 Tổng

2012 Số lượng bò(theo dõi)Số bò bị viêm vú 106 12630 25082 21532 601150

Tỷ lệ (%) 60,00 23,80 32,80 14,88 24,95

2013 Số lượng bò theo dõi 11 108 238 233 590

Số lượng bò bị viêm vú 5 24 68 33 130

Tỷ lệ (%) 45,45 22,22 28,57 14,16 22,03

10/2014 Số lượng bò theo dõiSố lượng bò bị viêm vú 83 11322 23560 22730 583115

Tỷ lệ (%) 37,50 20,37 25,53 13,21 19,72

Tổng Số lượng bò theo dõi 29 347 723 675

Số lượng bò bị viêm vú 14 76 210 95

Tỷ lệ(%) 48,27 21,90 29,04 14,07

Qua bảng 4.5 cho thấy, giống bò sữa khác nhau thì tỷ lệ bò sữa bị viêm vú khác nhau. Giống bò thuần chủng HF có tỷ lệ bệnh viêm vú cao nhất: Năm 2012 là 60,00%, năm 2013 là 45,45% năm 2014 là 37,50%, trung bình là 48,27% và thấp nhất là bò F3 năm 2012 là 14,88%, năm 2013 là 14,16%, đến 10/2014 là 13,21%, trung bình là 14,07%, còn F1 đứng thứ 2 với tỷ lệ trung bình là 21,90% sau đó là F2 với tỷ lệ 29,04%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả Trần Tiến Dũng (2003) cũng đã khng định giống bò thuần HF có tỷ lệ mắc bệnh viêm vú cao, các giống còn lại (F1,F2,F3) tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Sở dĩ có kết quả như vậy theo chúng tôi là giống bò HF thuần chủng là giống bò nhập nội từ các nước ôn đới, chúng được chăm sóc với quy trình kỹ thuật cao, trong khi đó nhập về Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, cộng thêm kỹ thuật chăm sóc, chế độ thức ăn còn hạn chế nên tỷ lệ bò sữa thuần mắc bệnh sẽ cao. Giống bò F3 là giống bò có sản lượng thấp, sức đề kháng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta nên chúng ít bị viêm vú. Nguyên nhân gây bệnh viêm vú ngoài sự thích ứng với môi trường thì sự cấu tạo của bầu vú, ảnh hưởng của người vắt sữa, điều kiện vệ sinh cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm vú. Bầu vú có cấu tạo cao gọn, người vắt sữa nhẹ nhàng đúng kỹ thuật, ít thay đổi, chăm sóc, quản lý bò hợp lý thì tỷ lệ bò bị viêm vú sẽ ít hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy những giống bò năng suất cao như giống HF đễ bị viêm vú hơn. Điều này có thể khác phục bằng việc đảm bảo nuôi dưỡng, khai thác sữa hợp lý, vắt hết sữa, không thay đổi người vắt, quy trình vắt cũng như việc đảm bảo tốt các điều kiện vệ sinh trong khâu nuôi dưỡng, vắt sữa…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn xã Vĩnh thịnh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh phúc và một số biện pháp phòng trị (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w