4. Nội dung nghiên cứu
3.3.2.4. Giải pháp về tổ chức và thành lập Trung tâm dạy nghề và giới thiệu
làm cho người nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động, sáng tạo nên năm 1989 đã thí điểm thành lập Trung tâm dịch vụ và cung ứng lao động. Đây là mơ hình đầu tiên của cả nước và mơ hình đã phát triển đến tất cả các tỉnh, thành trong cả nước và hình thành hệ thống quản lý chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương. Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh cĩ 09 Trung tâm thuộc TP và 16 trung tâm thuộc quận huyện và 50 doanh nghiệp thực hiện chức năng dạy nghề - giới thiệu việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm. Năm 1998, thành phố đã thành lập Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật. Qua đĩ, đã tổ chức chuyên mơn hĩa từ khâu dạy nghề đến giới thiệu việc làm, từ đĩ đề xuất nhà nước ban hành nhiều chính sách mới cho người tàn tật. Điều này, đã mở ra cơ hội cho hơn 600 người khuyết tật/năm tham gia học nghề và giới thiệu việc làm. Đây là điều mà trước đây hệ thống giới thiệu việc làm TP khơng làm được.
Từ đĩ, qua khảo sát năm 2008 thì trong tổng số 836.139 người nghèo của thành phố thì cĩ 263.540 người khơng cĩ việc làm hoặc cĩ việc làm nhưng khơng ổn định. Trong số đĩ cĩ 62,2% cĩ trình độ văn hĩa cấp I,II, 69% khơng cĩ nghề, mặt khác, qua điều tra 100 hộ nghèo thì cĩ 426 người trình độ học vấn cấp 1, 2 và số người trong độ tuổi lao động dưới 40 tuổi cĩ 136 người khơng nghề nên việc tìm kiếm việc làm tại hệ thống trên là rất khĩ khăn và ít cơ hội. Do đĩ, thành phố cần tổ chức và thành lập Trung tâm dạy nghề - giới thiệu việc làm dành cho người nghèo để tìm ra giải pháp, phương hướng thiết thực cho đối tượng này từ khâu tổ chức , phối hợp dạy nghề cho phù hợp, giải quyết việc làm hiệu quả và đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ người nghèo cĩ thêm cơ hội tìm được việc làm ổn định.