Kiến thức về cây thuốc chữa bệnh thông thường:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ (Trang 47 - 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2. Kiến thức về cây thuốc chữa bệnh thông thường:

Kiến thức của người dân về tác dụng điều trị của 10 cây thuốc thông dụng thường có tại vườn nhà, thì chỉ có 4 cây trả lời đúng đạt tỉ lệ trên 50% và 8 cây còn lại trả lời đúng dưới 50% như:

Tần dầy lá (Húng Chanh) chữa bệnh ho, cảm cúm, tỉ lệ người trả lời đúng 83,71% và tỉ lệ người trả lời sai chỉ là 16,29%.

Củ Nghệ chữa đau dạ dày, vàng da, tỉ lệ người trả lời đúng 86,57% và tỉ lệ người trả lời sai chỉ là 13,43%.

Cây Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, tỉ lệ người trả lời đúng 41,43% và tỉ lệ người trả lời sai là 58, 57%.

Cây Lô hội có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón, tỉ lệ người trả lời đúng 23,43% và tỉ lệ người trả lời sai là 76,57%.

Cây Vong nem có tác dụng an thần, gây ngủ, tỉ lệ người trả lời đúng 68,57% và tỉ lệ người trả lời sai là 31,43%.

Mơ Tam Thể có tác dụng chữa lỵ, tỉ lệ người trả lời đúng 28% và tỉ lệ người trả lời sai là 78%.

Lá Lốt chữa bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp, tỉ lệ người trả lời đúng 46,57% và tỉ lệ người trả lời sai là 53,43%.

Củ gừng giúp tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, cảm mạo, tỉ lệ người trả lời đúng 74,86% và tỉ lệ người trả lời sai là 25,14%.

Trái cau chữa bệnh giun sán, viêm ruột, lỵ, tỉ lệ người trả lời đúng chỉ 34,86% và tỉ lệ người trả lời sai là 65,14%.

Muồng Trâu chữa hắc lào, làm thuốc nhuận tràng, tỉ lệ người trả lời đúng 42% và tỉ lệ người trả lời sai là 58%.

Dược liệu, cây thuốc nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết yếu, hiện nay đã điều tra, khảo sát được nhiều loài thực vật làm thuốc thuộc 309 họ, trong đó tuyệt đại đa số là cây mọc tự nhiên. Hàng năm, tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng lượng bệnh nhân đến khám tại các cơ sở này ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng YHCT nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó, trong thời gian qua công tác xã hội hóa về YDHCT cũng được đẩy mạnh, Ngành y tế phối hợp với Hội đông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc có sẳn tại địa phương, những bài thuốc đơn giản để phòng và chữa một số bệnh thông thường, không những đã góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi trường[7].

Đặc điểm của nền y học Việt Nam là nền y học dân gian dưới hình thức các phương thuốc gia truyền; đó là những thuốc gia truyền, kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân trong quá trình lao động sản xuất được truyền miệng từ đời này qua đời khác, nên có xu hướng mất dần. Không lý luận giải thích, chỉ được sàng lọc qua thực tế và nền Nam y

(thuốc nam) dựa vào lý luận Trung y, sử dụng dược liệu của việc nam có sẳn trong thiên nhiên[15].

Trong câu hỏi về tác dụng chữa bệnh của 10 cây thuốc thông dụng, tổng hợp chung kiến thức về các cây thuốc chữa bệnh thông thường của các đối tượng được phỏng vấn cho thấy kiến thức tốt là 18,29%, kiến thức chưa tốt là 81,71%. Có lẽ do đối tượng được phỏng vấn trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là nam nên ít chú ý đến tác dụng trị bệnh của các cây thuốc có sẳn quanh nhà. Hơn nữa, mạng lưới y tế hiện nay được phủ kín đến tận xã, tận ấp khu vực có tổ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, mạng lưới cung cấp thuốc đến tay người dân cũng phát triển rộng khắp, người dân dễ tiếp cận đến nguồn thuốc tân dược để trị bệnh nên người dân ít quan tâm đến việc sử dụng các cây thuốc sẳn có quanh nhà để điều trị các bệnh thông thường.

Hơn nữa, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân huyện Long Mỹ không ngừng được cải thiện, thì nhu cầu khám chữa bệnh cũng ngày càng cao, người dân có xu hướng lựa chọn dịch vụ y tế tốt nhất trong chăm sóc sức khỏe, từ đó người dân có thể đến các cơ sở y tế có cở vật chất tốt nhất, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để khám chữa bệnh mà ít quan tâm đến các hình thức chữa bệnh khác. Mặc khác, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đối với người nghèo, đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe như 100% người nghèo được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định[10]. Song song với việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, thì Nhà Nước cũng đề ra kế hoạch phát triển BHYT toàn dân, nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc vận động nhân dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đảm bảo đạt theo lộ trình kế hoạch đề ra, nhằm đảm bảo

an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Kể từ năm 2011, các xã, thị trấn đạt “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã” phải có tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt từ 70% dân số trở lên[6]. Từ những chính sách xã hội như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, người dân dễ tiếp cận với các dịch vụ y tế, được nhân viên y tế khám bệnh và chỉ định thuốc điều trị và hưởng nhiều quyền lợi khác trong khám chữa bệnh nên chưa quan tâm đến việc tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của các cây thuốc quanh vườn nhà cũng như lợi ích của việc sử dụng cây thuốc trong chữa bênh.

Trong các câu hỏi phỏng vấn về kiến thức người dân về sử dụng cây thuốc chữa bệnh là khi dùng cây thuốc chữa bệnh thì dùng bao lâu; trong 3 phương án trả lời là dùng dưới 3 ngày, dùng từ 3-10 ngày và dùng từ 10 ngày trở lên thì dùng dưới 3 ngày được người dân chọn lựa nhiều nhất với 50,57%, dùng từ 3 – 10 ngày thì có 34,86% lựa chọn và dùng từ 10 ngày trở lên chỉ có 14,57% số người chọn. Từ đó cho thấy khuynh hướng người dân mong muốn chữa mau lành bệnh nên có thể tìm kiếm đến dịch vụ y tế hiện đại, với các loại thuốc tân dược tác dụng nhanh và có được nhiều mặt hàng để lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu của mình.

Khi được hỏi dùng cây thuốc chữa bệnh có ưu điểm nào, các phương án được đưa ra để chọn là không tốn tiền, dễ kiếm, cách sử dụng đơn giản hay tổng hợp cả 3 ý trên thì có 20,29% số người trả lời là không tốn tiền, dễ kiếm được 5,14% chọn lựa, cách sử dụng đơn giảm chỉ có 2,86% số người chọn và có 71,71% số người chọn tất cả các ưu điểm trên. Số người biết ưu điểm của việc sử dụng cây thuốc để chữa là khá cao nhưng tỉ lệ biết tác dụng của các cây thuốc lại khá thấp điều này có thể lý giải rằng; tuy biết các lợi ích của việc dùng cây thuốc trị bệnh nhưng vẫn chọn các dịch

vụ y tế, vì các ưu điểm trên khi người dân chữa bệnh bằng thuốc tân dược vẫn có, đa số người dân có thẻ bảo hiểm y tế khi chữa bệnh bằng thuốc tây vẫn không tốn tiền, khi bị bệnh đến Trạm y tế xã, thị trấn được khám và được cấp thuốc miễn phí và cách sử dụng vẫn rất đơn giản. Hơn nữa hiện nay, các cơ sở có cách đối xử, phục vụ tận tình đối với người bệnh, làm hài lòng khánh hành của mình nên thu hút được khách hàng đến khám và điều trị. Một nghiên cứu ở hai bệnh viện huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh chỉ ra rằng sự hài lòng đối với hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh Viện là trên 90%[25] và hơn nữa, hiện nay mặt hàng thuốc tân dược rất đa dạng, phong phú, các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm thuốc thông thường, dễ sử dụng để người dân có thể tự sử dụng thuốc mà vẫn đảm bảo an toàn hợp lý. 4.4. Cây thuốc sẳn có và các yếu tố liên quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w