Cách xử trí khi bị bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ (Trang 43 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Cách xử trí khi bị bệnh

Khi bị bệnh thì có nhiều cách xử trí, chẳng hạn tìm kiếm đến dịch vụ y tế công hoặc tư, điều trị nội trú, ngoài trú hay tự điều trị ở nhà, điều trị bằng các phương pháp hiện đại hay các phương pháp dân gian, y học cổ truyền… Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm phân tích là khi bị các bệnh thông thường thì người dân lựa chọn hình thức xử trí nào, đến cơ sở y tế hay tự điều trị tại nhà, sử dụng thuốc tân dược, thuốc YHCT hay sử dụng các cây thuốc có sẳn quan nhà để tự điều trị. Vì trong thiết kế nghiên cứu của chúng tôi có phân ra 4 cách xử trí khi bị bệnh là đến cơ sở y tế, tự mua thuốc về uống, sử dụng các cây thuốc sẳn có để điều trị và một cách khác. Thiết kế nghiên cứu cũng đưa ra 5 cách lựa chọn sử dụng thuốc là không điều trị gì, điều trị thuốc tây, điều trị thuốc Đông y, điều trị bằng thuốc Tây và thuốc Đông y, sử dụng cây thuốc để trị bệnh.

Trong 4 cách xử trí khi bị bệnh thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dân lựa cho đến cơ sở y tế chiếm tỉ lệ khá cao 80,29%, tự mua thuốc về uống chiếm 15,71%, sử dụng các cây thuốc sẳn có để điều trị chiếm 1,71%. Với tỉ lệ sử dụng cây thuốc chữa bệnh khá thấp như vậy có thể lý giải là nghiên cứu của chúng tôi ở vùng nông thôn, cơ hội tiếp cận với các thông tin còn ít, hơn nữa việc tuyên truyền đến người dân sử dụng

các cây con làm thuốc trong chữa bệnh tại nhà chưa được quan tâm thực hiện đúng mức, người dân chưa hiểu hết lợi ích cũng như tác dụng của các cây thuốc quanh nhà do đó đa số người được phỏng vấn không chọn hình thức này. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần tự mua thuốc để điểu trị 42,34% và Phạm Đình Luyến, Nguyễn Ngọc Tất tự mua thuốc để điểu trị 35,68% Phùng Văn Hoàn thì tỉ lệ bệnh nhân ốm đau không điều trị gì chiếm 2,7% và tự mua thuốc về uống chiếm 22, 2% đặc biệt có 8,6% tự điều trị bằng thuốc nam, như vậy có đến 33,5% số trường hợp ốm đau không được cán bộ y tế chăm sóc và nghiên cứu của Khương Văn Duy và cộng sự thì có đến 61% số trường hợp ốm đau không được cán bộ y tế chăm sóc [16],[18],[24],[32], thì kết quả nghiên cứu này thấp hơn nhiều.

Một nghiên cứu khác về tình hình hoạt động khám chữa bệnh của các trạm y tế xã tại huyện Long Mỹ có đánh giá rằng phong trào sử dụng thuốc nam tại các Trạm y tế còn hạn chế, nhưng chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế nhất là Trạm y tế xã được cải thiện khá nhiều so với trước kia, hầu hết các Trạm y tế xã đều có bác sĩ, thuốc chữa bệnh đầu đủ, thái độ của thầy thuốc đối với người bệnh khá tốt, đặc biệt các Trạm y tế xã huyện Long Mỹ có khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng cận nghèo bằng nguồn vốn BAMAKO đồng thời cũng hướng dẫn kiến thức về chăm sóc sức khỏe, hiểu biết xử trí ban đầu một số bệnh và hướng dẫn sử dụng thuốc tương đối an toàn, hợp lý[26],[39].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w