KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.3. Lựa chọn thuốc trong điều trị bệnh và mức độ thường xuyên sử dụng cây thuốc.
dụng cây thuốc.
thuốc, có 0,57% người được hỏi không điều trị gì khi bị bệnh, điều trị bằng thuốc tây chiếm tỉ lệ cao nhất là 68,29%, điều trị thuốc đông y chiếm 6%, điều trị thuốc tây và thuốc đông y là 24,29%, sử dụng cây thuốc nam để điều trị chỉ chiếm 0,86% rất thấp so với tỉ lệ điều trị bằng thuốc tây. So với một nghiên cứu ở tỉnh Quảng Trị có sự tương ứng, tỉ lệ người dân bị bệnh ở nhà không điều trị gì là 5,71%, tự mua thuốc về trị là 28,82%, số còn lại đều đến cơ sở y tế công hoặc tư để điều trị[29]. Một nghiên cứu về hoạt động của các Trạm y tế xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thì tự điều trị bằng thuốc tây chiếm 22,2% và tự điều trị bằng thuốc nam chiếm 8,6%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi[18]. Có thể hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở đã có bước phát triển tốt, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân nên hầu hết người dân được hỏi đều chọn đến trạm y tế để điều trị bệnh và mạng lưới phân phối thuốc được phát triển rộng khắp các xã, thị trấn, tại huyện Long Mỹ trung bình có khoảng 2000 dân có một nhà thuốc, quầy bán lẽ thuốc đảm cung cấp thuốc đến tay người dân. Hơn nữa, người sử dụng dịch vụ có quyền tự do quyết định việc lựa chọn dịch vụ y tế khi mắc bệnh. Hơn nữa hiện nay y học hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền cũng được các cơ sở y tế quan tâm, nhất là các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nên được người dân lựa chọn.
Khi xét về mức độ thường xuyên trong sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, qua kết quả nghiên cứu cho thấy 18,86 % người được hỏi có thường xuyên sử dụng cây thuốc chữa bệnh, có 65,43% người thỉnh thoảng dùng cây thuốc chữa bệnh và có 15,71% người trả lời không bao giờ sử dụng. Tỉ lệ người thường xuyên sử dụng khá cao so với người không bao giờ sử dụng cây thuốc. Từ kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy không ít người dân chưa có ý thức cao cũng như thấy được lợi ích của việc cây thuốc quanh
vườn nhà để chữa các bệnh thông thường. Đảng nhà nước đã xác định phát triển nền đông y Việt Nam là vấn đề quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu trong nền y học nước nhà nên có nhiều chính sách chỉ đạo, khuyến khích để phát triển nền đông y Việt Nam, trong đó chú trọng việc tuyên truyền vận động nhân trồng và sử dụng thuốc Nam trong chữa bệnh. Đảng và Nhà nước đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để nền đông y phát triển trong đó chú trọng xây dựng, quy hoạch tổng thể vùng chuyên nuôi trồng dược liệu; đẩy mạnh nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồn quỹ gen về dược liệu Việt Nam, xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ công tác khám, chữa bệnh và xuất khẩu. Kết hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà” với việc hình thành các vùng chuyên nuôi trồng, chế biến cây con làm thuốc theo hướng công nghiệp[8].