KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Sử dụng cây thuốc để trị bệnh: 1 Tình hình bệnh tật của người dân:
4.2.1. Tình hình bệnh tật của người dân:
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà Nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt ở các vùng khó khăn.
Ốm đau được định nghĩa là tình trạng bất thường về sức khỏe kéo dài ít nhất là từ nữa ngày đến một ngày. Tình trạng bất thường này tự người được hỏi nhận thức và khai báo hoặc là từ người nhà của họ, như vậy kết quả phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về bệnh và thái độ của người dân. Khi nói ra là ốm có nghĩa là có nhu cầu sử dụng thuốc để chữa bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng, các căn bệnh được cung cấp thông qua điều tra phỏng vấn là cách làm thông thường nhất để khai thác, phát hiện tần suất ốm đau nhằm phản ánh cơ bản về tình hình lựa chọn cách điều trị cũng như lụa chọn thuốc trong điều trị bệnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hộ gia đình có người bị bệnh trong 3 tháng qua là khá cao 65,43%, cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả Vương Viên Tường 44,65%, Phạm Khánh Tùng, Phan Văn Tường 39,4% [38],[39] và thấp hơn nghiên cứu của tác giả Trần Phong Nhã 72,2%[26].
Khi phân tích tần suất bệnh theo tình trạng nặng nhẹ của những người có bệnh chúng tôi thấy rằng hầy hết các ca bệnh đều ở mức độ nhẹ chiếm 64,94%, mức độ vừa chiếm 29%, số ca bệnh ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ rất ít 6,06%. Tỉ lệ này có sự chênh lệch với nghiên cứu của tác giả
Vương Viên Tường cho thấy bệnh nhẹ là 78,74%, mức độ vừa 19,16% và số bệnh nặng chiếm 2,1%. So với một nghiên cứu ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây về tình trạng bệnh khi mắc bệnh ở mức độ nhẹ chiếm 60%, mức độ vừa chiếm 32,1%, số ca bệnh ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ 7,9%[16]. Tuy nhiên, tỉ lệ về mức độ bệnh này khác với một số nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tập bệnh nhẹ là 32,8%, mức độ vừa 48% và số bệnh nặng chiếm 19,2%.[29].