Phát triển và thực hiện các chương trình EHS đảm bảo sức khỏe cộng đồng, môi trường xanh khi sử dụng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề án Quản trị chất lượng tại công ty sữa việt nam.doc (Trang 39 - 42)

trường xanh khi sử dụng sản phẩm.

Chương trình, biện pháp phòng chống tiêu cực: - Giải quyết vấn đề nhiễm melamine trong sữa:

Nguyên nhân: do nhận thức của các nhà quản trị quá lạc hậu, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của công ty mà không quan tâm đến khách hàng và những mục tiêu dài hạn. Giải pháp: cần tổ chức một cuộc họp ban quản trị công ty để chỉ ra chiến lược sai sót này đồng thời phổ biến, nhắc lại cho các thành viên khác nhớ rõ mục tiêu của công ty chúng ta là hướng tới khách hàng và phát triển bền vững chứ không phải là kinh doanh ngày một ngày hai.

- Rác thải:

Nguyên nhân: do hệ thống xử lí rác thải chưa thật sự hiệu quả

Giải pháp: xây dựng một hệ thống xử lí rác thải chuẩn trong sản xuất sữa

Nước thải từ các nguồn trong nhà máy qua hệ thống cống được tập trung tại bể gom nước thải. Trước khi vào hố thu gom có lắp song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô. Tại bể thu gom nước thải có sử dụng một máy bơm để bơm nước thải lên bể điều hòa. Trong bể đều hòa, ta sử dụng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để cấp khí nhằm ổn định chất lượng nước thải trước khi qua bể trung hòa. Đồng thời với việc ổn định chất lượng nước, hệ thống thổi khí tại bể điều hòa giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Số dầu mỡ này sẽ được vớt đi bằng hệ thống thu gom trên bề mặt bể để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.

Sau đó nước được bơm qua bể trung hòa. Tại đây, có sử dụng máy đo ph và máy đo các chỉ tiêu N, P tự động. Nước thải chế biến sữa thường mang tính axit nên phải châm

thêm naoh để đưa về giá trị ph tối ưu cho quá trình xử lý sinh học (khoảng 6.5÷7.5). Nước thải được đưa qua bể UASB. Bể này có khả năng xử lý BOD và COD cao, có khả năng giảm BOD xuống dưới 500mg/l. Quá trình hoạt động của bể UASB phải được kiểm tra cẩn thận (tỷ số F/M, hàm lượng N và P) để đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho VSV hoạt động. Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải có hàm lượng BOD giảm xuống thích hợp cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính. Khí sinh ra được thu về bình chứa có thể dùng làm khí đốt hoặc chạy máy phát điện Biogas.

Phần bùn ở bể chứa bùn gồm bùn từ bể lắng I, bể UASB và bể Aerotank sẽ được xử lý tại bể nén bùn. Sau khi qua bể nén bùn, bùn được trộn với Polyme để tăng độ kết dính rồi được đưa sang máy ép bùn để tạo thành bánh bùn. Các bánh bùn có thể dùng làm phân vi sinh bón cây.

. Nước từ bể UASB chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.

Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.

Nguyên nhân: không thực hiện đúng các quy trình sản xuất và kiểm tra thành phẩm không tốt.

Giải pháp: giám sát quá trình sản xuất chặt chẽ à nâng cao chất lượng nhân sự Kiểm tra thành phẩm chặt chẽ à nâng cao chất lượng nhân sự.

Một phần của tài liệu Đề án Quản trị chất lượng tại công ty sữa việt nam.doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w