Theo dõi và quản lý việc thực hiện sức khỏe môi trường và quản lý chương trình an toàn

Một phần của tài liệu Đề án Quản trị chất lượng tại công ty sữa việt nam.doc (Trang 42 - 44)

an toàn

10.3.1 Quản lý chi phí và lợi ích của EHS

Để quản lí một cách hiệu quả chúng ta cần phải làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các dự án khác nhau để giải quyết vấn đề.

Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét. Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không. Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án. Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh. Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng.

Bước 2: Xác định ai hưởng lợi ích và ai chịu chi phí.

Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai phải chi, lợi ích ai được hưởng. Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau.

Bước 3: Nhận dạng các tác động (lợi ích/chi phí).

Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể. Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án nào.

Bước 4: Lượng hóa các tác động trong suốt vòng đời dự án.

Tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể. Để đánh giá chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có. Khi không thể số lượng hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động đó. Một dự án hạn chế quyền tự do cá nhân nên đề cập đến tác động này ngay cả khi không có nỗ lực nào được đưa ra để định giá quyền tự do cá nhân.

Bước 6: Chiết khấu lợi ích và chi phí để có các hiện giá.

Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những thời điểm khác nhau. Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa (exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí lợi ích. Rất khó để có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khấu đúng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu đưa ra những mức lãi suất chuẩn dùng cho các phân tích.

Bước 7: Tính hiện giá ròng của các phương án.

CBA sử dụng các giá trị tiền mặt để so sánh các loại hàng hoá với nhau. Được gán cho mỗi đầu vào và đầu ra của dự án, các giá trị này đại diện cho tầm quan trọng của đầu vào và đầu ra trong phân tích. Nếu tổng giá trị của đầu ra lớn hơn tổng giá trị của đầu vào thì dự án được coi là đáng được tiến hành vì lúc đó độ quan trọng tổng thể của đầu ra đối với xã hội lớn hơn độ quan trọng tổng thể của đầu vào. Tuy việc gán các giá trị thực cho các đầu vào, đầu ra rồi so sánh chúng với nhau là cần thiết song đây cũng là một quá trình gây nhiều tranh cãi. Cần phải có một độ cẩn trọng và tinh tế nhất định khi tiến hành quá trình này.

Nhiều loại đầu vào và đầu ra là các mặt hàng thường xuyên được buôn bán trên thị trường với mức giá chung phổ biến và có thể đoán trước được. Giá trị của các đầu vào như lao động, bê tông, thép, máy tính, xăng dầu hay các đầu ra như điện có thể được xác định dựa trên mức giá thị trường, có điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định.

Các đầu vào và đầu ra khác không được trao đổi trực tiếp nên rất khó có thể được định giá. Chẳng hạn như khoảng thời gian đi lại mà một dự án xây dựng đường cao tốc tiết kiệm được, giá trị của dịch vụ thuỷ lợi do một dự án xây đập mang lại hay tình hình sức khoẻ của cộng đồng được cải thiện thông qua việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Giá trị cho các loại hàng hoá này phải được ước tính thông qua những tính toán gián tiếp, phức tạp và tương đối chủ quan. Thường thì phương hướng hành động thích hợp nhất là tìm ra và sử dụng các mức giá dự kiến đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây. Bước 8: Phân tích độ nhạy.

Bất kỳ một dự án nào đều gắn với hàng loạt các con số được đề xuất khác nhau. Chúng là ước tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức giá của các đầu vào này, số người hưởng lợi cuối cùng, giá trị quy đổi của việc họ sử dụng sản phẩm làm ra, mức lãi suất thích hợp dùng để khấu trừ chi phí và lợi ích của dự án. Các con số này đều có nguy cơ bị dự đoán sai. Người ta cũng rất dễ lâm vào tình trạng không thể nhất trí về một con số dự kiến nhất định. Câu trả lời có trách nhiệm nhất cho việc có hàng loạt những giá trị ước tính hay gợi ý là đưa ra những tính toán dựa trên nhiều kịch bản khác nhau rồi thảo luận những thay đổi trong từng kịch bản tạo ra tác động gì trong phân tích độ nhạy cảm. Điều này có

nghĩa là nên chỉ rõ việc thay đổi các mức giá trị khác nhau có tác động như thế nào đến đánh giá dự án. Ví dụ, nếu phí xây dựng thực tế cao hơn mức phí dự đoán là 10% thì lợi ích ròng của dự án thay đổi như thế nào? Nếu dùng một mức lãi suất cao hơn để khấu trừ các chi phí và lợi ích tương lai thì liệu dự án còn được mong đợi nữa hay không? Nếu như giá trị cho các lợi ích của một dự án mang lại cho tình hình sức khoẻ ở mức thấp chứ không phải ở mức cao trong miền lợi ích ýớc tính thì giá trị của dự án thay đổi như thế nào?

Một cách tiếp cận thường gặp là tính toán khả năng tốt nhất, xấu nhất và các khả năng trung bình. Phân tích này có nghĩa là thoạt đầu tính toán NPV của một dự án bằng cách dùng các mức giá trị ước tính tối đa hoá giá trị của dự án, rồi dùng các mức giá trị ước tính tối thiểu hoá giá trị của dự án và cuối cùng là dùng các mức giá trị trung gian. Điều này sẽ cho các nhà hoạch định chính sách ý tưởng về tính không chắc chắn của dự án cũng như tầm quan trọng của tính không chắc chắn này có thể là bao nhiêu.

Bước 9: Gợi ý chính sách. Đưa ra phương án tốt nhất.

10.3.2 Đo lường và báo cáo hiệu suất EHS

Một phương án được cho là tốt thì chưa chắc việc thực hiện phương án đó sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp vì vậy chúng ta cần phải kiểm soát nó để biết được hiệu suất của việc thực hiện, từ đó chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục và những phương án giúp cho việc thực hiện dự án đúng cách hơn, hợp lí hơn.

10.3.3 Thực hiện chương trình ứng phó khẩn cấp

Xác định những rủi ro có thể xảy ra của dự án, chính sách và đưa ra từng phương án giải quyết rủi ro cho từng loại.

Vd: chính sách xử lí chất thải trong quá trình sản xuất sữa tươi là mua một số máy móc, thiết bị từ nước ngoài có rủi ro là mua phải máy dỏm hay là không có nhân viên biết sử dụng thì chương trình ứng phó rủi ro sẽ là hoặc là đào tạo trước nhân viên kĩ thuật, hoặc là thuê nhân viên nước ngoài, xác định rõ ràng xuất sứ, đối tác trước khi mua thiết bị.

10.3.4 Cung cấp nhân lực hỗ trợ cho EHS

Nếu quy mô chương trình quá lớn thì chúng ta cần cung cấp thêm nguồn nhân lực để hỗ trợ việc thực thi chương trình đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Đề án Quản trị chất lượng tại công ty sữa việt nam.doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w