Những nguyên tắc chung:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 44 - 47)

1. Điều trị theo nguyên nhân gây trầm cảm 2. Điều trị triệu chứng (giai đoạn cấp) 3. Điêu trị bệnh cơ thể kết hợp

* Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý

Có thể sử dụng các trị liệu tâm lý cá nhân, trị liệu tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình.

Có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp thư giãn…. các liệu pháp này đã được khẳng định là có hiệu quả rõ rệt với các bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi, cả trong đơn trị liệu hoặc phối hợp với thuốc chống trầm cảm[139].Việc giải quyết các yếu tốt stress, mâu thẫn gia đình. Những lời khuyên, chia xẻ của người thân và sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình…kể cả các phương pháp luyện tập cũng có vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm người cao tuổi.

* Điều trị dược lý:

Các nhà lâm sàng hiện nay có thể lựa chọn giữa nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, tuy nhiên trầm cảm vẫn chưa được điều trịđúng mức trong cộng đồng. Một nghiên cứu mới của Menchetti M và cộng sự cho thấy chỉ có 24,4% bệnh nhân trầm cảm được đi khám bệnh và trong đó chỉ có 50% được chỉ định thuốc điều trị đúng[99].

Theo các tác giả, cần lựa chọn các thuốc chống trầm cảm không có tác động kháng cholinergic vì tác động kháng cholinergie sẽ gây ra hoặc làm tăng các rối loạn tim mạch sẵn có ở người cao tuổi (nhịp tim, tăng huyết áp ...). Thêm nữa các thuốc này có thểcòn gây ra suy giảm trí nhớ, rối loạn định hướng ở người già, làm cho bệnh cảnh trở nên phức tạp, dễ lẫn với bệnh sa sút trí tuệ [105].

Trầm cảm người cao tuổi thường phối hợp với lo âu, có khi kích động. Việc chọn lựa các thuốc chống trầm cảm có tác động yên dịu là một ưu tiên. Việc phối hợp các thuốc giải lo âu có thời gian bán huỷ ngắn, ít gây giãn cơ, loạng choạng, ngã gẫy xương ở người cao tuổi cũng cần được xem xét. Việc

phối hợp các thuốc chống loạn thần, yên dịu mạnh cần được cân nhắc tránh các thuốc có thể gây trầm cảm thứ phát[105].

Liều lượng các thuốc hướng thần nói chung và chống trầm cảm nói riêng ở người cao tuổi cần cân nhắc thận trọng, theo các tác giả, (thường bằng 1/2 liều người trẻ tuổi) do khả năng dung nạp, chuyển hoá, hấp thu, đào thải, bài tiết của người cao tuổi đều đã bị suy giảm, thoái triển[105][139].

Người già thường được sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc (đểđiều trị các bệnh cơ thể kèm theo), do vậy cần phải xem xét sự tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm với các thuốc điều trị bệnh cơ thể.

Điều trị sốc điện (ECT) cũng được chỉ định trong các trường hợp có các triệu chứng loạn thần ở người từ chối ăn uống hay có nguy cơ tự sát cao [37].

Các tác giả cho rằng, điều trị các RLTC cần phải điều trị toàn diện và phải tuân thủ các nguyên tắc:

1.5.2.Sử dụng thuốc chống trầm cảm:

+ Thời gian điều trị: Thanh toán các triệu chứng từ 1 đến 3 tháng. Chống tái phát từ 4 đến 6 tháng sau khi hết các triệu chứng cơ bản. Điều trị lâu dài nên tìm liều thấp nhất mà có hiệu lực cho từng BN.

+ Cơ sở để chọn thuốc chống trầm cảm:

- Tác dụng ưu thế của thuốc đối với triệu chứng trầm cảm:

* Thuốc CTC cảm êm dịu đối với các triệu chứng lo âu, kích động

* Thuốc CTC hoạt hóa đối với các triệu chứng ức chế tâm thần vận động - Các BN kháng thuốc

* Điều trị kháng thuốc chống trầm cảm: Theo L. Colona và cs (1996), khoảng 10 - 30% BN kháng thuốc CTC. Kháng thuốc CTC khi điều trị hai loại CTC khác nhau trong 4 - 6 tuần với liều hiệu quả, nhưng các triệu chứng trầm cảm không thuyên giảm.

- Cần thay thuốc CTC không hiệu quả bằng loại thuốc CTC có cơ chế khác. Có thể tăng cường tác dụng thuốc CTC với một thuốc khác mà thuốc này có tác dụng làm tăng hiệu lực của thuốc CTC [138], gồm có:

+ Thuốc CTC kết hợp với Lithium, có thể đáp ứng tốt khoảng 20-60% số bệnh nhân sau 4 tuần điều trị, nồng độ Lithium được duy trì trong huyết tương từ 0,5-0,8mmol/l thường đặt được kết quả điều trị tốt, thời gian ổn định kéo dài [142][143].

+ Kết hợp thuốc CTC với hormone thyroid cũng có thể có tới 30-40% số bệnh nhân đáp ứng tốt sau 4-6 tuần điều trị, trong đó T3 (Triiodothyroxin) có hiệu quả cao hơn T4 (Thyroxin).

* Có thể được sốc điện, tuy nhiên hết sức cẩn thận và phải kiểm tra kỹ các bệnh nội khoa. Nói chung các BN lớn tuổi cần có sự phối hợp các phương pháp điều trị như liệu pháp tâm lý, các hoạt động xã hội và hoạt động nhận thức, cần có chương trình chăm sóc và điều trị lâu dài.

* Điều trị các bệnh tâm thần kết hợp: Sự kết hợp giữa rối loạn lo âu và trầm cảm rất thường gặp, rối loạn lo âu chiếm khoảng 15% dân số (Mỹ), trong số này có 25% BN lo âu có RLTC điển hình. Ngược lại, khoảng 20-30% số BN trầm cảm khi hỏi cũng rất hay gặp rối loạn lo âu, lo âu cấp, rối loạn hoảng sợ, do vậy làm tăng nguy cơ tự sát ở BN trầm cảm [94].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 44 - 47)