Thời gian từ khởi phát bệnh đến khi vào viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 103 - 104)

Trongtổng số 155 bệnh nhân nghiên cứu có tới 38,7% bệnh nhân chỉ được đưa đến viện sau hơn 1 năm bị bệnh (Biểu đồ 3.6) và chỉ có 21,3% bệnh nhân là được phát hiện và được can thiệp điều trị trước 6 tháng kể từ khi khởi phát bệnh. Sự chậm trễ này đã được đề cập đến trong rất nhiều y văn: Thời gian từ lúc khởi phát đến lúc được điều trị thoả đáng tại các chuyên khoa của bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm là 1,5 -2,5 năm [8][10].

Việc phát hiện và điều trị sớm các rối loạn trầm cảm còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người cao tuổi, các biểu hiện suy giảm nhận thức và rối loạn trầm cảm lại được gia đình và xã hội cho là sự thoái triển tự nhiên của tuổi già mà ít quan tâm đến.Việc chẩn đoán sớm để điều trị có hiệu quả tất cả những bệnh nhân trầm cảm là một mục tiêu khó đạt được. Nhất là với những bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi, bệnh khởi phát thường từ từ, kín đáo, thường tồn tại và phát triển song song với nhiều bệnh cơ thể khác [10][11][27],do

vậy những bệnh nhân này thường mất rất nhiều thời gian đi khám ở các khuyên khoa khác trước khi đến với chuyên khoa tâm thần. Sự chậm trễ này còn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của gia đình, cộng đồng và bác sĩ đa khoa để nhận biết về trầm cảm. Thái độ phân biệt đối xử với các bệnh nhân tâm thần, sự xấu hổ, tự cách ly của bản thân và gia đình, việc sẵn có của các dịch vụ sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng…. là những yếu tố quan trọng trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với bệnh nhân trầm cảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 103 - 104)