b. Thân bài : Khung cảnh ngày xuân
- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân . Một bức tranh xuân tuyệt tác:
“ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh rợn chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ”
- Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi -> không khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân; tâm trạng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân. Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. “Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
- Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn -> gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Sự phối hợp màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên
, còn màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng tinh khiết .
-> Ngày xuân ở đây thật khoáng đạt, mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng được miêu tả thật sinh động , náo nức:
“Gần xa nô nức yến oanh .
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm Ngổn ngang gò đống kéo lên .
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay"
- Không khí rộn ràng đựơc thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
" Tà tà ... bắc ngang".
- Cảm giác bâng khuâng nuối tiếc. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt. Mọi thứ đều đã lắng xuống, nhạt dần.
- Nắng xuân ấm áp hồng tươi vào buổi sớm giờ đây đã “nhạt” đi, khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn quanh.
- Cảnh chiều tan hội. Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn. Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình … Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuối…
c. Kết bài : - Nhận xét chung về cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích
- Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du. ---
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH. A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1.Nội dung:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
2.Nghệ thuật:
- Khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:1. Dạng đề 3 điểm 1. Dạng đề 3 điểm
Đề 1: Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích : " Kiều ở lầu ngưng bích" và nêu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
* Gợi ý:
- Chép đúng nội đúng 8 câu thơ. - Phần cảm nhận:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Thân đoạn: cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
+ Kết đoạn: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả.
2. DẠNG ĐỀ 5 HOẶC 7 ĐIỂM:
Đề1: Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng
Bích qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
* Gợi ý:
a Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều)
b. Thân bài:
* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: - Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa - Nàng nhớ đến Kim trọng, thương chàng
- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.
- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.
- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn- con người nhỏ bé cô đơn vừa
tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang - tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt
nhạt nhoà - tâm trạng u buồn, bế tắc.
- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang " Lớp lớp sóng dồi"
C. Kết bài:
- Khẳng định nghệ thuật Vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào
Nguyễn Du.
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều. - Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.
Đề 2: Nêu cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ việt nam dưới chế độ xã hội phong kiến thông qua hình ảnh Vũ thị Thiết - (Chuyện Người con gái nam xương) và Thuý Kiều - (Truyện Kiều - Nguyễn Du).
* Gợi ý: 1. Mở Bài:
- Nhấn mạnh về số phận bất hạnh của người phụ nữ việt nam xưa.
- Giới thiệu hai tác phẩm Chuyện Người con gái nam xương- Nguyễn Dữ và Truyện Kiều - Nguyễn Du).
2. Thân bài: