Dạng đề 7điểm:

Một phần của tài liệu giao an ngu van 9 tu tuan 13 (Trang 74 - 76)

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1 Dạng đề 2-3 điểm:

2. Dạng đề 7điểm:

Đề 2: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) để thấy rõ nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác gỉa.

* Dàn ý:

a.Mở bài.

Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.

b.Thân Bài.

* Giới thiệu: Màn kịch vấn danh.

- Trong lễ vấn danh Mã Giám Sinh xuất hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến hỏi Kiều làm vợ.

+ Giới thiệu: là người viễn khách – khách phương xa + Quê “Huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.

+ Tuổi ngoại tứ tuần.

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh. Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần ⇒ cộc lốc

+ Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng ⇒ sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.

Tóm lại: Tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh đã

phơi bày chân tướng – Một con buôn vô học. *. Màn mua bán. ( Dẫn chứng, Phân tích)

- Gặp Kiều: nhìn, ngắm, cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ, khi bằng lòng : mặc cả “cò kè” -> bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện, bẩn thỉu

⇒ Hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc buôn thịt bán người,

trắng trợn bỉ ổi. Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.

* Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.

- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng.Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.( Dẫn chứng, Phân tich)

c. Kết bài:

- Bằng ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật, đoạn trích khắc hoạ chân tướng Mã Giám sinh- Tên buôn thịt bán người giả dối đểu cáng, trơ trẽn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện đặc sắc của tác giả. Đó cũng là tiếng nói cảm thông chia sẻ - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du với cuộc đời, với con người trong xã hội xưa.

Buổi 5: CẢNH NGÀY XUÂN

A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:1. Nội dung: 1. Nội dung:

- Gợi tả bức hoạ mùa xuân với những đặc điểm riêng biệt. - Thể hiện tâm trạng của nhân vật trong buổi du xuân.

2. Nghệ thuật :

- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc. - Từ ngữ giàu chất tạo hình.

B/ CÁC DẠNG ĐỀ:1. Dạng đề 3 điểm: 1. Dạng đề 3 điểm:

Đề 1: Viết đoạn văn ngắn 10 -15 dòng nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

* Gợi ý:

- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian việt nam:

Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm

- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân- tài tử, áo quần…) Câu thơ nhịp nhàng , uyển chuyển ….

- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.

2. Dạng đề 5 - 7 điểm :

Đề1: Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích Cảnh

ngày xuân. (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

* Gợi ý :

a. Mở bài : Giới thiệu chung về đoạn trích

Một phần của tài liệu giao an ngu van 9 tu tuan 13 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w