Đánh giá phương pháp lưu trữ CO2 bằng cách cacbonat hóa khoáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2 (Trang 74 - 78)

đai và san lấp có thểsinh ra bụi và chất hạt mịn màảnh hưởng tới tầm nhìn, hô hấp, gây ô nhiễm cục bộvàtác động tới hệthực vật tại nơi khai thác.

Các phương pháp đo lường phòng ngừa bụi được áp dụng rộng rãiởcác hoạt động khai thác hiện nay, nhưng nếu không được kiểm soát một cách đúng đắn thì bụi có thể đe dọa tới sức khỏe hô hấp của con người. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong khai thác xecpentin bởi xecpentin thường chứa crisotin, một dạng tự nhiên của amiang. Crisotin không phải là một chất độc hại nhưng sựcó mặt của nó trong không khí cần phải được kiểm soát để đảm bảo chất lượng không khí [116].

Những cacbonat khoáng là chất trơ nhưng bụi với thể tích lớn cũng phải được kiểm soát, chẳng hạn bằng cách trám xi măng chúng cùng nhau đểtránh làm ô nhiễm đất và thực vật cũng như sựphá hủy nơi sống.

Phế phẩm: các phế phẩm bao gồm các hạt đất mịn và các sản phẩm phụcủa quá trình. Các hệthống kiểm soát phếphẩm cần được thiết kế và được thực hiện từ những giai đoạn đơn giản nhất của dự án. Các phế phẩm thường được tồn chứa trong các bãi chứa được thiết kế để giữ chúngởsau những tường chắn khối đất đá [107]. Các phương pháp đo lường khác phụ thuộc vào phế phẩm khô hay ẩm, kích thước phân tửvà hoạt tính hóa học.

Cải tạo: để tối thiểu sự ô nhiễm nước, phục hồi lại môi trường sống và hệ sinh thái và làm đẹp phong cảnh thì một chương trình cải tạo toàn diện phải được thiết kế trong suốt dự án khai thác và phải được tiến hành đồng thời trong suốt các hoạt động.

2.3.3.7. Đánh giá phương pháp lưu trữ CO2 bằng cách cacbonat hóa khoángchất chất

Phương pháp carbonat hóa khoáng chất đãđược biết đến từlâu và có thể ứng dụng ởquy mô nhỏ, nhưng đến nay công nghệ lưu trữ CO2ở quy mô lớn mới chỉ chập chững những bước đi đầu tiên.

trong khoáng chất rắn một cách ổn định, không làm thoát cacbon vào bầu khí quyển trong thời gian dài.

Tuy nhiên, carbonat hóa khoáng chất với khối lượng lớn đòi hỏi tiến hành khai thác và sản xuất nguyên liệu rắn trên quy mô lớn đểcung cấp cho các phảnứng hóa học. Trung bình đểxửlý mỗi tấn CO2cần tới 1,6–1,7 tấn silicat oxit, hay 2,6– 4,7 tấn nguyên liệu rắn. Theo đó, sản lượng khoáng khai thác phải tăng từ 50-100% so với hiện nay. Thêm nữa, vì quy trình carbonat khoáng chất mớiở trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm nên rất khó ước tính khối lượng CO2có thể lưu trữ nhờkỹ thuật này.

CHƯƠNG 3: CHUYỂN HÓA CO2THÀNH SẢN PHẨM CÓ ÍCH

3.1. Giới thiệu

Ngoài việc sử dụng trực tiếp CO2cho các mục đích khác nhau, một hướng đi khác đã và đang được đề cập đến hiện nay là chuyển hóa CO2 thành các sản phẩm có ích để sử dụng (chẳng hạn như các chất hóa học, nhiên liệu) thông qua các phương pháp chuyển hóakhác nhau. Tổng hợp ure là hướng sử dụng phổ biến nhất của CO2 trong tổng hợp hữu cơ. Ure, (NH2)2CO, là phân bón hóa học chứa nito quan trọng nhấttrên thế giới. Ure cũng là một sảnphẩm trung gian trong tổng hợp hữu cơ,chẳng hạn nhưtổnghợpnhựamelamin và nhựaure, các sảnphẩmnàyđược sửdụng nhưcác chấtkếtdính và cố định. CO2 không chỉ đượcsửdụng để sảnxuất axit salicylic, chất được tìm thấy trong dược phẩm, và các cacbonat hữu cơ vòng,độ nóng chảy cao mà còn là các dung môi có điểm sôi cực kì cao cho các polymer tự nhiên hoặc tổng hợp chẳng hạn như lignin, cellulose, nylon, and poly vinyl chloride (hình 3.1)

Hình 3.1: Các ví dụ về các phản ứngbao gồm CO2và hướng trung gian trong tổng hợp trong công nghiệp

Phản ứng đầu là của CO2 với natri phenolat để sản xuất natri salicylat. Phản ứng sau là của CO2với một epoxy để tạo cyclic carbonat.

Nó còn được sử dụng rỗng rãi trong việc sản xuất sợi polyacrylic và sơn. Ethylene và propylene carbonat có nhiều ứng dụng trong các tổng hợp hóa học – chúng phản ứng với ammoniac và các amin để hình thành nên các carbamat và các phản ứng liên tiếp với các diamin để sản xuất di(hydroxyethyl) carbamat, chất này có thể phản ứng sâu hơn với ure để hình thành polyurethane.

Hình 3.2 [117] đưa ra một bảng tóm tắt các công dụng hiện tại và được đề xuất của CO2. Các phản ứngsử dụng CO2để sản xuất các chất hữu cơ hoặc các chất trung gian cho công nghiệp hóa chất được tóm tắt ở phía bên trái của sơ đồ. Các ví dụ đầu tiên, chẳng hạn như axit salicylic được tiến hành khá phổ biến.Một sốphản ứng đầy hứa hẹn để sử dụng rộng rãi trong tương lai cũng được chỉ ra trong hình này.

Hình 3.2:Ứng dụng của CO2trong hóa học tổng hợp

Các sản phẩm được quan tâmbao gồm các este, cacbamit este, axit salicylic và các cacbonat vòng. Các phản ứng này thông thường là dạng chèn CO2 vào một liên kết X-H, ví dụ như liên kết N-H để tạo thành thành ure. Các phản ứng chèn CO2 mới được nghiên cứu bao gồm sự kết hợpcủa CO2để tạo ra các polymer như polycarbonat, polypyron, lacton trung gian, và polyurethane. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn cho các ứng dụng mới trong tương lai. Tuy nhiên, ứng dụng của các chất và các quá trình mới trong lĩnh vực này sẽ phụ thuộc cuối cùng vào sức hút của thị trường, một nhân tố gây khó khăn đối với các nhà nghiên cứu. Các phản ứng khác được biểu diễn trong hình 3.2, theo hướng 2 đến 6 giờ là các phản ứng hydro hóa, từ 12 đến 2 giờ là các quá trình hydro hóa được thực hiện bởi

sự dịch chuyển các electron và các proton –cả hai hướng này đều trực tiếpdẫn đến sự tạothành nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp thu hồi CO2 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)