Hydrat rắn: nước phản ứng với CO2đãđược cô đặc để hình thành một dạng hydrat rắn (CO2.6H2O)dưới các điều kiện đặc biệt của đại dương ở các độsâu vừa phải [95]. Rehder và cộng sự [78] đã chỉ ra rằng hydrat hòa tan nhanh bên trong nước đại dương tương đối loãng. Tỷ trọng của CO2 hydrat nguyên chất cao hơn nước biển, và điều này thuận lợi cho việc tạo ra một chùm CO2 chìm được thảvào trong cột nước đại dương. CO2hydrat nguyên chất là tinh thể rắn cứng và do đó sẽ không chảy qua đường ống, và vì vậy một số dạng huyền phù của CO2 được yêu cầu để đảm bảo cho dòng chảy [79].
Nhũ tương nước – CaCO3 – CO2: cacbonat khoáng chất có thể được sử dụng đểnhũ tương hóa và lôi cuốn vật lý CO2được bơm vào trong nước biển [96]; nhũ tươngvới tỉ lệ CO2:CaCO3 là 1:1 ở trong nước có thể được ổn định bằng cách nghiền đá vôi thành dạng bột. Chùm nhũ tương sẽ có tỷ trọng khối cao hơn nước biển khoảng 40%. Bởi vì chùm nhũ tương nặng hơn nước biển, nên CaCO3 được phủhuyền phù CO2có thểchìm xuống đáy đại dương.
Đặt trong các lớp trầm tích cacbonat: Murray và cộng sự [97] đã đề nghị việc đặt CO2 vào trong các lớp trầm tích cacbonat trên đáy biển. Trong phạm vi khi CO2 còn lại được cô lập từ đại dương, điều này có thể được phân hạng như một dạng của lưu trữ địa chất.
Băng khô: CO2 có thể được thả vào đại dương từ một con tàu ởdạng băng khô.Đây là một phương phápcó giá thành caođểsản xuất các khối CO2rắn. Với tỷ khối 1.5 t m–3, các khối này sẽ dễ dàng chìm xuống đáy đại dương và có thể thấm vào trong lớp trầm tíchở đáy đại dương.
Bơm trực tiếp khí thải: một đề xuất khác là giữ khí thải của một nhà máy năng lượng và bơm nó trực tiếp xuống đại dương sâu mà không cần phải tách CO2 từ khí thải, tuy nhiên giá thành của việc nén khí dường như làm cho phương pháp tiếp cận này không thích hợp.