Các oxit và hydroxit của canxi và magie sẽlà những nguồn nguyên liệu quan trọng, bởi khả năng phản ứng của chúng nhưng chúng lại cực kỳ hiếm trong tự nhiên. Do đó, các khoáng chất mang oxit kim loại ổn định có thể là đá silicat hoặc cặn công nghiệp có tính kiềm cũngcó thể được sửdụng.
Trong các loại đá silicat, đá mafic và đá siêu mafic là những loại đá chứa hàm lượng magiê, canxi và sắt cao, hàm lượng của natri và kali thấp. Một sốthành phần khoáng chất chính của chúng là: olivin, xecpentin, enxtatit (MgSiO3), Mg3Si4O10(OH)2và wollastonit.
Magiê silicat và canxi silicat khá dồi dào trong vỏ trái đất, chúng có hàm lượng tương đương nhau. Tuy nhiên, những loại đá chứa magiê silicat lại chứa hàm lượng MgO cao hơn (lên tới 50% khối lượng, thích hợp để lưu trữ CO2 với khả năng lưu trữlà 0,55 kg CO2/ kg đá) so với hàm lượng của CaO có trong các loại đá chứa canxi silicat (chỉ khoảng 10% khối lượng, với khả năng lưu trữ CO2 theo lý thuyết là 0,08 kg CO2/kg đá) [32].
Xecpentin và olivinđược tìm thấy chủyếu trong các vùng địa chất màở đó các mảng lục địa va chạm đã dẫn đến sựnâng lên của vỏ trái đất [103].
Peridot và xecpentin vượt quá tổng Mg cần đểtrung hòa CO2từcác nguồn than trên toàn thếgiới được ước tính khoảng 10000 tỉtấn [104].
Ở một quy mô nhỏ hơn, các chất thải công nghiệp và cặn khai thác cũng có thểcung cấp những nguồn có tính kiềmđểthận lợi cho phảnứng. Thậm chí khi tổng lượng của chúng quá nhỏ để giảm đáng kể sự phát thải CO2 thì chúng vẫn có thể giúp đưa ra công nghệ. Các nguồn thải canxi silicat có thể được xem xét cho sự cacbonat hóa khoáng chất bao gồm tro nhiên liệu dạng bột từcác nhà máy nhiệt điện than (với hàm lượng canxi oxit lên tới 65% khối lượng), tro cặn (khoảng 20% khối lượng CaO) và tro bụi than nhiên liệu (khoảng 35% khối lượng CaO) từcác lò nung chất thải rắn đô thị, xỉthép không gỉ (khoảng 65% khối lượng CaO và MgO) và xi măng thải [105].