So với năm 2011 thì khả năng huy động vốn của công ty năm 2012 đã tăng so với năm 2011 là 20,7 % tương ứng với mức tăng tuyệt đối 17.531(triệu VNĐ)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng – Thương mại Hùng Vĩ (Trang 41 - 44)

2011 là 20,7 % tương ứng với mức tăng tuyệt đối 17.531(triệu VNĐ)

- Tổng tài sản luôn bằng tổng số nguồn vốn, cho nên mức tăng của nguồn vốncũng bằng với mức tăng của tài sản.Trong tổng nguồn vốn tăng thì: cũng bằng với mức tăng của tài sản.Trong tổng nguồn vốn tăng thì:

+ Nợ phải trả tăng với tỷ lệ là 30,4 % tương ứng với mức tuyệt đối là 17.636 (triệu VNĐ) => công ty đã tăng cường việc vay các nguồn bên ngoài.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu ở năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,4% tương ứng với mức giảm tuyệt đối là 104 (triệu VNĐ), nguồn vốn chủ sở hữu tăng năm 2012 so với năm 2011 nên giảm mức độ độc lập về tài chính của công ty, tuy nhiên mức giảm này là không đáng kể.

 Như vậy khả năng huy động vốn của công ty đã tăng so với năm 2011, việc tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng chứng tỏ công ty tiếp tục tăng cường khai thác vốn bên ngoài.

2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thương mại Hùng Vĩ

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty

Tình hình biến động và cơ cấu tài sản của Công ty ảnh hưởng tới tình hình tài chính ra sao để xem xét vấn đề này ta lập bảng "Phân tích cơ cấu tài sản" của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thương mại Hùng Vĩ

Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Năm 2011&2010Số tiền % Năm 2012&2011Số tiền %

A.TSLĐ và ĐTNH 42.426 62,5 62.658 74 83.208 81,4 20.232 47,7 20.550 32,8

I.Tiền 2.933 4,3 317 0,4 6.226 6,1 (2.616) 89,2 5.909 186,4

II.Các khoản phải thu 19.891 29,3 26.003 30,7 31.503 30,8 6.142 30,9 5.500 21,2 III.Hàng tồn kho 19.206 28,3 35.860 42,4 44.341 43.4 16.654 86,7 8.481 23,6 IV.TSLĐ khác 395 0,6 476 0,5 1.136 1,1 81 20,5 660 138,6 B.TSCĐ và ĐTDH 25.411 37,5 21.985 26 18.966 18,5 (3.426) 13,5 (3.019) 13,7 I.TSCĐ 25.017 36,9 21.985 26 18.966 18,5 (3.032) 12,1 (3.019) 13,7 -Nguyên giá 33.439 49,3 34.911 41,2 37.223 36,4 1.472 4,4 2.312 6,6 -Hao mòn (8.421) 12,4 (12.925) 15,3 (18.256) 17,8 (4.504) 53,5 5.331 41,2 II.Đầu tư tài chính

DH

- - - -

Cộng tài sản 67.837 84.643 102.174 16.806 24,8 17.531 20,7

Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thương mại Hùng Vĩ . Tài sản lưu động tăng một lượng năm 2011 với năm 2010 là: 20.232 triệu đồng (47,7%); năm 2012 so với năm 2011 tăng là 20.555 triệu đồng (32,8%). Tài sản cố định giảm về quy mô trong phạm vi từ năm 2010 đến năm 2011 một lượng là: 3.426 triệu đồng (13,5%); năm 2012 và năm 2011 tiếp tục giảm: 3.019 triệu đồng (13,7%) chủ yếu là do tài sản cố định giảm: số tuyệt đối 3.032 triệu đồng (12,1%) năm 2011 so với năm 2010 và 3.019 triệu đồng (13,%) năm 2012 so với năm 2011. Điều này cho thấy doanh nghiệp tập trung nhiều vào tài sản lưu động, tăng cường tích trữ hàng tồn kho để có thể đảm bảo như cầu về vật liệu và công cụ sản xuất, và cũng đang có nhiều sản phẩm dở dang đang trong quá trình hoàn thiện để cung cấp cho thị trường. Điều đấy là tương đối hợp lý, vì trên thị trường hiện nay giá vật liệu đang không ngừng tăng và nhu cầu sử dụng các vật liệu đúc sẵn, nguyên khối đang ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó ta xem xét "các khoản phải thu" yếu tố này chiếm một lượng không nhỏ đối với số tài sản của Công ty: vào năm 2010 chiếm 29,3% đến năm 2011 chiếm 30.7% và năm 2012 là 30,8% giá trị tài sản của Công ty. Thực chất đây là phần vốn của Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng. Việc hàng tồn kho của Công ty tăng lên (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), các khoản phải thu tăng lên (chủ yếu là phải thu của khách hàng) là vì công ty đang áp dụng chính sách chủ yếu tập trung vào sản xuất sản phẩm đúc sẵn để bán cho thị trường và vì Công ty là đơn vị xây dựng (sản phẩm có giá trị lớn, đơn chiếc, thời gian hoàn thành dài) nên việc thu tiền công trình của khách hàng là không đơn giản. Và đồng thời ở mục “tiền” có sự thay đổi từ năm 2011 và năm 2010 giảm: 2.616 triệu đồng (89,2%); năm 2012 với 2011 tăng: 5,909 triệu đồng (186,4%) điều này là do có sự thay đổi về tiền gửi ngân hàng của công ty, lượng tiền nhàn rỗi năm 2012 là tương đối lớn.

Như vậy qua phân tích trên ta có thể đưa ra vài nhận xét sau:

Tài sản lưu động tương đối ổn định. Đặc biệt ở khoản mục "hàng tồn kho" và khoản “ phải thu” tăng một lượng đáng kể khiến cho công ty khó quay vòng vốn, dẫn đến việc tái

đầu tư vào các hạng mục khác bị hạn chế. Tài sản cố định có xu hướng giảm chủ yếu là do khoản mục “ hao mòn tài sản cố định”, điều này là do công cụ, máy móc của công ty hoạt động nhiều phục vụ cho việc sản xuất và xây dựng của công ty, giúp công ty tạo ra các khoản thu.

Để có thể hiểu rõ hơn cơ cấu tài sản của Công ty ta xem xét các tỷ suất sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng – Thương mại Hùng Vĩ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w