LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. PHÂN LOẠI HẠNG TRẠM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỂ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT
Để có được hệ thống số liệu chính xác và tin cậy phục vụ các mục đích kinh tế và xã hội về chất lượng nước cần phải được thực hiện thông qua một chương trình giám sát. Việc giám sát chất lượng nước không thể làm qua loa mà nó phải có các căn cứ khoa học và đi theo nó là tính kinh tế. Chính vì vậy, đầu tư cho giám sát chất lượng nước không thể là một con số kinh phí rẻ tiền mà ngược lại cần phải có một xem xét xứng đáng trong việc phân tích các nguồn lực làm sao đáp ứng được yêu cầu của việc giám sát này đặt ra. Chiến lược giám sát chất lượng nước cũng như giám sát môi trường không khí cũng bao gồm bốn bước. Mục tiêu giám sát cũng như trong phần chất lượng môi trường không khí đã nêu, đó chính là mục tiêu sử dụng số liệu của giám sát, bao gồm 9 mục tiêu (xem phần 2.1). Ngoài ra mục tiêu giám sát chất lượng nước thiên nhiên cần phải được thể hiện qua các tiêu chí cụ thể như sau:
(1) Xác định chất lượng nước thiên nhiên khi không có nguồn thải gia nhập đáng kể. (2) Xác định xu thế dài hạn của các chỉ thị cơ bản về ô nhiễm môi trường nhất là đối
với nguồn nước ngọt.
(3) Xác định thông lượng độc chất của các chất hóa học, dinh dưỡng và chất lơ lửng từ thủy vực cửa sông đến giao diện giữa lục địa và biển.
Hiện nay trên thế giới dựa vào các cơ sở ở trên tiến hành đồng thời ba loại hệ thống giám sát chất lượng nước.
3.1.1. Hệ thống trạm giám sát chất lượng nước cơ bản
Bao gồm các trạm được đặt ở hồ chính hoặc đầu nguồn sông khi sông chưa bị phân nhánh. Vị trí trạm được đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp sự khuyếch tán hay nguồn điểm xả thải. Các nhiệm vụ của hạng trạm này bao gồm:
(1) Thiết lập hiện trạng chất lượng nước tự nhiên.
(2) Cung cấp cơ sở để so sánh chất lượng nước cơ bản của những nơi không có nguồn thải gia nhập trực tiếp và những trạm chất lượng nước có tác động của nguồn thải.
(3) Thông qua phân tích xu thế, xác định mức độ ảnh hưởng của vận chuyển xa các chất gây ô nhiễm hoặc của biến đổi khí hậu. Số lượng của hạng trạm này đại diện cho các bề mặt hợp lý (ví dụ như đại diện cho khí hậu, chế độ thủy văn, địa lý, thực vật của vùng v.v.).
3.1.2. Hệ thống trạm giám sát xu thế chất lượng nước
Bao gồm các trạm được đặt ở hồ hoặc thủy vực sông hoặc tầng chứa nước lớn. Nhiệm vụ thứ nhất của chúng ta là theo dõi dài hạn chất lượng nước có liên quan đến các nguồn ô nhiễm và sử dụng đất. Nhiệm vụ thứ hai là cung cấp cơ sở để xác định nguyên nhân hay ảnh hưởng đến hiện trạng chất lượng nước đã đo lường được hay xu thế đã tính toán được. Số lượng của hạng trạm này đủ để đại diện được cho vùng có các tác động của con người đến chất lượng nước cơ bản và phụ thuộc vào nguồn nước của cả vùng.
3.1.3. Hệ thống trạm giám sát thông lượng nước
Bao gồm các trạm được đặt tại các cửa sông. Nhiệm vụ của chúng ta là xác định tổng thể thông lượng các chất ô nhiễm cơ bản này từ thủy vực sông đến biển. Các chất được xem xét trong dòng thông lượng này có thể là hữu cơ và vô cơ hay các thông số cơ bản khác của chất lượng nước như cacbon, nitơ, phospho được bổ sung vào chất lượng nước từ các yếu tố địa hóa. Để tính toán được dòng thông lượng chất này, đo đạc dòng chảy nước là rất quan trọng.
3.2. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP TRẠM GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NƯỚC3.2.1. Nguyên tắc chung thiết lập hệ thống mạng lưới trạm giám sát 3.2.1. Nguyên tắc chung thiết lập hệ thống mạng lưới trạm giám sát
Khác với môi trường không khí và biển (đại dương), đối với chất lượng nước, phần liên thông của môi trường mang tính cục bộ hơn nhiều. Do vậy với mỗi đối tượng nước riêng biệt, tiêu chí để thiết lập trạm cũng khác nhau. Sau đây là những xem xét khoa học về độ lớn của thủy vực khi thiết lập hệ thống trạm giám sát.
3.2.1.1. Thủy vực lớn
Thủy vực lớn được xem xét cho các đầu nguồn hoặc thượng lưu sông hoặc các hồ lớn (kể cả hồ chứa) có thời gian lưu nước từ 0,5 – 2 năm, vị trí đặt trạm nền cơ bản cần phải:
• Ở những thủy vực ít có biến động. • Không có nguồn thải gia nhập trực tiếp. • Không có hoạt động trực tiếp của con người.
• Tránh xa những thủy vực có thành phần khoáng kim loại cao. • Cách xa các trung tâm đô thị và công nghiệp có nguồn thải khí lớn.
3.2.1.2. Thủy vực trung bình
Thủy vực trung bình được xem xét cho các loại sông hoặc các hồ có thời gian lưu nước từ 1- 3 năm, vị tríđặt trạm nền theo dõi xu thế cần phải:
• Ở những thủy vực kích thước trung bình.
• Độ nhạy cảm trung bình về ô nhiễm và sử dụng đất.
• Mức độ gây ô nhiễm từ nguồn có thể kiểm soát được (ví dụ như từ một nguồn: công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, mỏ khai thác v.v).
3.2.1.3. Các loại sông
Đối với các loại sông, vị trí đặt trạm nền theo dõi thông lượng chất lượng nước cần phải:
• Ở những thủy vực có kế hoạch ưu tiên cho thoát nước, khu dân cư, các hoạt động chính của con người, vùng cửa sông.
• Nếu đặt ở vùng hạ lưu thì không được đặt ở vị trí có ảnh hưởng triều.
• Trạm cần phải đại diện cho những vùng sông có đặc điểm phân lưu hoặc nhập lưu. • Phải có sẵn số liệu dòng chảy tại các trạm giám sát chất lượng nước.
3.2.2. Các yêu cầu chung cho đặt vị trí điểm đo chất lượng môi trường nước3.2.2.1. Các vấn đề về chất lượng nước 3.2.2.1. Các vấn đề về chất lượng nước
Sự lựa chọn vị trí đặt trạm phụ thuộc vào loại hình ô nhiễm cần giám sát. Bản thân loại hình ô nhiễm mà ta quan tâm lại phụ thuộc vào vấn đề mục đích sử dụng nước. Do vậy một số vấn đề về chất lượng nước cần quan tâm đến được liệt kê như sau:
• Chất thải hữu cơ từ hệ thống thoát nước thải đô thị và công nghiệp hóa nông nghiệp.
• Sự phú dưỡng của các loại nước mặt được coi như kết quả nguồn thải điểm và diện các chất hữu cơ và dinh dưỡng.
• Sự đe dọa mặn hóa và ô nhiễm nước ở các vùng có nước tưới tiêu tuần hoàn.
• Sử dụng hóa chất nông nghiệp, phân hóa học, thuốc trừ sâu dẫn đến nhiễm độc nguồn nước mặt và nước ngầm.
• Chất thải công nghiệp có chứa các chất độc hữu cơ và vô cơ. • Nước thải và nước rò rỉ từ khai thác mỏ.
• Sự axit hóa các hồ và sông thậm chí cả nước ngầm từ các vận chuyển lan truyền xa các chất ô nhiễm không khí.
Bảng 1.4. Tiêu chí và mục đích sử dụng nước
STT Tiêu chí sử dụng nước Mục đích sử dụng