Các cơ sỏ điểu hành mạng lưới trạm giám sát môi trường không khí 1 Các loại mạng hiện hành

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 41 - 42)

2. CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

2.7.1.Các cơ sỏ điểu hành mạng lưới trạm giám sát môi trường không khí 1 Các loại mạng hiện hành

2.7.1.1. Các loại mạng hiện hành

Hiện có hai loại mạng trạm:

• Một là mạng trạm vận hành thủ công (manual) sử dụng loại thiết bị phin lọc, bơm hút, ống sục, bình hứng bụi lắng... Các mẫu này cần được chuẩn bị, xử lý trước bà sau khi lấy mẫu. Kỹ thuật viên phải mang chúng đến điểm lấy mẫu xác định thời gian lấy mẫu và xử lý chúng theo phương pháp chuẩn. Ưu điểm của qui trình này là các qui trình lấy mẫu và phân tích rất chi tiết, dễ hiểu do đó giúp các kỹ thuật viên

dễ dàng thực hiện. Nhược điểm của qui trình là tiêu tốn thời gian, nhân lực và tiền của. Giá trị kinh tế hao tổn do tốn quá nhiều công đoạn cơ học. Hơn nữa nếu có một sai sót nào đó trong một công đoạn nào đó, thời gian phát hiện ra sai sót đó là khá lớn, thông thường ít khi có thể tìm ra được.

• Loại thứ hai là loại có thể hoạt động liên tục theo thời gian thực (real-time) được xem như rất thuận tiện theo kiểu trạm điều khiển từ xa. Trạm này được quan trắc rất phù hợp, theo giờ làm việc. Sai số và các việc nảy sinh có thể hiệu chỉnh nhanh chóng trong giờ là việc của các kỹ thuật viên. Các phép hiệu chuẩn và khí zero được các kỹ thuật viên kiểm soát theo tần suất giám sát nhưng các thiết bị này đắt tiền, do tính năng kỹ thuật rất cao của chúng. Thông thường chúng là các thiết bị tự động và bán tự động hoặc tự ghi và được truyền về trung tâm xử lý (ví dụ, một người có thể theo dõi vài trạm).

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng loại trạm hoạt động liên tục theo thời gian, chỉ có một số rất ít các nước đang phát triển vẫn áp dụng loại trạm thủ công. Tại Việt Nam, hiện cũng đang có hai hệ thống trạm kiểu này: một của Cục Môi trường và một của ngành Khí tượng thủy văn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 41 - 42)