Tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư TKV– Chi nhánh Hà Nội (Trang 50 - 53)

II. Tài sản cố định 448,110 4.35 331,212 2.7 214,313 1

3.2.1.Tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu từ hoạt động tài chính54,349,877 36,820,414 21,507,

3.2.1.Tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận

3.2.1.1. Tăng cường tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới

Mặc dù thị trường chính ở khu vực phía Bắc, nhưng chi nhánh vẫn cần tăng cường tìm hiểu thị trường khu vực mục tiêu, đồng thời mở rộng ra khu vực miền Trung, và các nước bạn như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đội ngũ cán bộ

nhân viên cần nhận định các thị trường tiềm năng, đánh giá, nhận định về nhu cầu khách hàng, đồng thời chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, kết hợp các chính sách tri ân khách hàng hợp lý để giữ khách hàng. Ngoài ra cần tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm, để lấy ý kiến đóng góp về sản phẩm của khách hàng, để từ đó có những chính sách đáp ứng hơp lý. Điều này giúp chi nhánh không chỉ tăng được doanh thu mà còn hạn chế phụ thuộc vào sự hoạt động của các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần tìm hiểu về đối thủ, để từ đó kiểm soát được tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường của mình, đánh giá được vị trí chi nhánh, công ty trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh.

3.2.1.2. Tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng, giá cả hợp lý

Nếu giá cả thu hút nhà tiêu thụ thì chất lượng là yếu tố tạo nên sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Vì vậy, với chức năng thương mại, chi nhánh hoàn toàn linh động, chủ động trong việc tìm kiếm và cung cấp nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý cho khách hàng. Tuyệt đối không để lợi nhuận trước mắt, hay sự hợp tác lâu năm với nhà cung cấp mà bán cho khách hàng mua các sản phẩm kém chất lượng. Thêm nữa các sản phẩm chi nhánh cung cấp là các sản phẩm phục vụ cho việc khai thác hầm mỏ, vận hành máy móc, xe các loại nhằm phục vụ cho ngành khai thác khoảng sản. Do vậy, các sản phẩm kém chất lượng không chỉ khiến cho uy tín của chi nhánh bị mất đi, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng khi có tai nạn xảy ra. Do đó, đội ngũ bán hàng của chi nhánh cần luôn luôn trau dồi các kiến thức về sản phầm để có thể nhận biết, kiểm tra được các mặt hàng được giao. Dịch vụ sau khi bán hàng cũng rất quan trọng, chi nhánh nên tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa việc bảo đảm vận hành, bảo hành các máy móc, thiết bị vật tư, thay đổi mặt hàng cho khách trong trường hợp cần thiết, đảm bảo nhanh, gọn, chất lượng. Chi nhánh hoặc công ty vật tư TKV có thể xin làm đại lý chính thức cho các hãng vật tư nước ngoài, vừa để phân phối sản phẩm của họ, vừa nâng tầm, giữ thế độc quyền trong phân phối.

3.2.1.3. Đẩy mạnh Marketing

Quảng bá rộng rãi sẽ làm cho các khách hàng biết đến chi nhánh nhiều hơn, đồng thời có thêm niềm tin tưởng khi quyết định chọn chi nhánh làm nhà

cung cấp vật tư. Tuy nhiên việc chọn phương tiện thông tin, hình thức cũng rất quan trọng, quảng cáo thế nào cho hiệu quả, đến đúng khách hàng mục tiêu, lại tiết kiệm không phải là vấn đề dễ dàng. Công tác này, cũng như việc mở rộng nghiên cứu thị trường đòi hỏi chi nhánh phải có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích thông tin. Chi nhánh có nhiều nhân viên gắn bó lâu lắm nên có những sự am hiểu thị trường nhất định. Chi nhánh cũng nên có website riêng hoặc thông tin được đăng tải một cách thường xuyên và đẩy đủ trên trang web của công ty để khách hàng tiện theo dõi, liên hệ. Để làm tốt việc này, chi nhánh cần có bộ phận chuyên nghiên cứu, phát triển thị trường, khách hàng và sản phẩm, thay vì hai bộ phận kinh doanh trong cùng một chi nhánh.

3.2.2.Giảm chi phí để tăng lợi nhuận

3.2.2.1.Giảm giá vốn hàng bán

Hạ thấp giá vốn hàng bán là một biện pháp giúp cho chi nhánh giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp bao gồm giá mua các sản phẩm và các phụ phí đi kèm. Để giảm giá vốn hàng bán, chi nhánh cần tìm các đối tác cung cấp hàng hóa giá tốt mà chất lượng được bảo đảm, hoặc đàm phán về giá lại với các nhà cung cấp đã hợp tác trước đó.

3.2.2.2.Quản lý chặt chẽ, giảm thiểu tối đa các khoản chi phí

Cần giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, ví dụ chi phí văn phòng, tiếp khách, quảng cáo, .... Việc tắt các thiết bị điện không cần thiết, sử dụng điện thoại công đúng mục đích sẽ giúp chi nhánh giảm các khoản chi phí này. Do đó, ban lãnh đạo chi nhánh cần quán triệt ý thức tiết kiệm đến từng phòng, từng nhân viên và có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng “của chùa”.

Giảm bớt chi phí trả cho người lao động là một trong những biện pháp nên được xem xét. Do hoạt động kinh doanh thương mại, nên ban lãnh đạo chi nhánh cần đo lường được khả năng mở rộng của chi nhánh, khả năng mở rộng thị trường và khối lượng công việc từng cán bộ nhân viên phải làm, từ đó có sự phân bổ nhân lực hợp lý, giảm bớt số người lao động trong trường hợp cần thiết.

Chi nhánh cần có sự chặt chẽ hơn trong khâu đặt hàng, để không phải bỏ tiền để trả những lượng vật tư mà các doanh nghiệp khách hàng chưa cần tới.

Lựa chọn sử dụng hợp lý nguồn vốn, giảm khoản phải thu ngắn hạn để tối thiểu các khoản vay nợ ngắn hạn từ công ty, từ đó giảm chi phí lãi vay.

3.2.2.3. Quản lý tốt thời hạn trả tiền của khách và thời hạn trả tiền cho nhà cung cấp

Quản lý tốt thời hạn trả tiền của khách sẽ giúp cho chi nhánh đánh giá được khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn xin hoãn nợ. Quản lý thời hạn trả tiền cho khách cũng giúp cho chi nhánh tránh lãi vay, nâng cao uy tín từ đó có thể thương lượng với các đối tác các hợp đồng kinh tế khác có lợi cho chi nhánh nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Vật tư TKV– Chi nhánh Hà Nội (Trang 50 - 53)