Phân lập một số chủng NM có khả năng phân hủy các thành phần dầu mỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo màng sinh học (biofilm) từ vi sinh vật nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý nước bị ô nhiễm dầu (Trang 25 - 28)

Sau khi tiến hành làm giàu lần 3. Các mẫu được pha loãng tới hạn (như đã mô tả ở phần phương pháp) rồi cấy gạt trên môi trường muối khoáng nấm men có bổ sung 100ppm hỗn hợp PAH, phenol hoặc dầu diesel. Sau 4 ngày, trên đĩa thạch xuất hiện các loại khuẩn lạc với các hình dạng khác nhau và chúng tôi đã lựa chọn được 05 chủng nấm men với các hình thái tế bào như sau (Bảng 1.2):

17

Bảng 1.2. Hình thái khuẩn lạc nấm men trên môi trường Gost thạch

TT Kí hiệu chủng Hình thái khuẩn lạc

1 TH1 Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt hơi lồi, trắng, đường kính 3- 5mm

2 TH4 Khuẩn lạc tròn, dẹt, bề mặt xù xì, trắng đục, đường kính 3- 5mm

3 QN1 Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt hơi lồi, trắng, đường kính 3- 5mm

4 QN2 Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt hơi lồi, đỏ cam nhạt, đường kính 1-2mm

5 QN5 Khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt hơi lồi, trắng, đường kính 3- 5mm

Trong các chủng nấm men được phân lập, chúng tôi nhận thấy 05 chủng trên có khả năng phát triển nhanh nhất (sau 24h) do vậy chúng tôi đã lựa chọn các chủng là những chủng đại diện để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Hình thái tế bào trên kính hiển vi

Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của 1 số chủng nấm men được thể hiện ở hình 1.3.

Hình thái khuẩn lạc Hình thái tế bào

TH1

18

QN1

QN2

QN5

Hình 1.3. Hình thái khuẩn lạc và hình thái TB của các chủng NM

Dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 400 lần, các chủng nấm men này đều có hình thái tế bào giống hình quả chanh với các kích thước tương đối khác nhau. Còn về hình thái khuẩn lạc thì chúng đều tròn, lồi, gọn, khô với hai màu điển hình là trắng và hồng. Các chủng nấm men này sẽ được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo như: phân loại sinh học bằng các KIT chuẩn sinh hóa và bằng phương pháp sinh học phân tử 18S, 26S RNA, đánh giá khả năng tạo màng sinh học, khả năng hoạt động bề mặt, khả năng phân hủy các thành phần dầu mỏ, các điều kiện tối ưu…

KẾT LUẬN CHƯƠNG I. Nội dung 1

1. Từ mẫu nước thải thu thập ở các vị trí bị ô nhiễm tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa, chúng tôi đã phân lập được 07 chủng vi khuẩn có khả năng sử dụng các nguồn PAH, phenol hoặc dầu diesel.

2. Cũng từ các mẫu trên, chúng tôi đã phân lập được 05 chủng nấm men có khả năng sử dụng các nguồn PAH, phenol hoặc dầu diesel.

19

CHƯƠNG II. Nội dung 2 - Sàng lọc các chủng có khả năng tạo biofilm từ các chủng đã lựa chọn

2.1. Sàng lọc các chủng tạo biofilm tốt

Một phần của tài liệu nghiên cứu tạo màng sinh học (biofilm) từ vi sinh vật nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý nước bị ô nhiễm dầu (Trang 25 - 28)