Ngoài các nhân tố xuất phát từ việc cấp tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát dẫn đến rủi ro thì nhân tố khách hàng cũng mang lại cho NHNo & PTNT không ít rủi ro như:
Thứ nhất do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém. Tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát bất cứ các khoản vay nào của khách hàng thì khách hàng phải có vốn tự có. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có này ngân hàng không thể kiểm tra, xác thực chính xác chính vì vậy mà tỷ trọng vốn tự có của khách hàng rất hạn chế. Nếu dự án kinh doanh không hiệu quả thì sẽ tác động trực tiếp đến ngân hàng, dẫn đến khả năng mất vốn.
Đối với nông nghiệp nông thôn, khi nông dân liên hệ trực tiếp tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát vay vốn thì vốn tự có bằng tiền của nông dân là rất thấp, có chăng thì cũng là các công cụ, dụng cụ lao động dùng cho việc sản xuất nông nghiệp vì vậy nguồn vốn của nông dân chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng để phát triển.
Đối với khách hàng kinh doanh ngành nghề phát triển nông nghiệp như mua bán phân bón, sản xuất thức ăn chăn nuôi thì vi ệc sổ sách kế toán của các doanh nghiệp cung cấp chủ yếu là nguồn thông tin chưa được kiểm toán, chính vì thế mà cán bộ tín dụng rất khó khăn khi xem xét tình hình tài
SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 81
chính của khách hàng đây là khó khăn trong việc cấp tín dụng chính xác và thiếu tính thực tế.
Chính vì những khó khăn như trên nên NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát xem tài sản thế chấp là chỗ dựa đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ của mình.
Thứ hai do năng lực quản lý, điều hành kinh doanh của khách hàng yếu kém. Khi nông dân vay tiền tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát đa phần là sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản nhưng nông dân tại huyện Phù Cát còn nhiều hạn chế về kiến thức trong lĩnh vực này . Nông dân không có nguồn tài liệu hỗ trợ kỹ thuật thâm canh, chỉ sản xuất nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm tích luỹ được. Việc sản xuất của nông dân mang tính tự phát mà thiếu tính đồng nhất, sản xuất theo phong trào mà thiếu phát triển lâu dài, thâm canh. Ngoài ra việc kiểm soát rủi ro của nông dân yếu kém, không kiểm soát được các chi phí phát sinh. Với năng lực chuyên môn yếu kém mà nông dân chỉ sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ và khó phát triển theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp, chính vì vậy mà nguồn vốn vay của nông dân thường mang lại hiệu quả kém, không đủ khả năng trả nợ dẫn đến nguy cơ không trả được nợ cho ngân hàng.
Thứ ba là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và thiếu thiện chí trả nợ. Đa số các khách hàng đến ngân hàng vay vốn đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch thì
đòi hỏi khách hàng phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục
đích kinh doanh thì m ới đảm bảo quay vòng vốn và dòng tiền để trả nợ
đúng hạn. Nhiều khách hàng là nông dân khi vay vốn với mục đích chăn nuôi nhưng sau đó lại chuyển sang trồng cây ngắn ngày chính vì sử dụng vốn sai mục đích và chu kỳ kinh doanh thay đổi nên việc thu hồi vốn của
SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 82
nông dân thay đổi. Việc này gây nguy hiểm đến khả năng trả nợ vay cho
ngân hàng, dẫn đến phát sinh nợ xấu của ngân hàng.
Ngoài ra, tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát khách hàng sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, chẳng hạn như chăn nuôi, trồng trọt, mặc dù có lãi nhưng l ại cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng để xoay vòng vốn và không muốn trả nợ cho ngân hang, gây khó khăn cho nhân viên tín dụng thu hồi nợ.
Thứ tư là do khách hàng cố tình cung cấp thông tin thiếu trung thực. Việc thiếu minh bạch trong thông tin xuất hiện rất nhiều và điều này tạo thuận lợi cho khách hàng gian lận, khai báo sai lệch thông tin, gây khó khăn cho ngân hàng. Việc gian lận của khách hàng có thể được xác nhận qua
nhiều kênh thông tin đại chúng khác. Tuy nhiên nếu khách hàng cố tình
gian lận và tìm mọi cách để gian lận thì ngân hàng khó mà nhận biết. Đối với khách hàng am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng thì việc gian lận càng dễ dàng nếu khách hàng cố tình gian lận. Đây là nỗi lo của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát. Tuy nhiên, đối với các khoản vay nông nghiệp nông thôn chủ yếu là khách hàng nông dân chính vì thế mà việc gian lận thường xảy ra là việc khuyếch đại thông tin nhằm nâng cao uy tín cho mình. Ngoài ra khách hàng là doanh nghiệp cũng gian lận trong việc cân đối sổ sách kế toán, các chứng từ thu mua, chứng từ tài sản nhằm tiếp cận với các khoản vay lớn, và gian lận tài sản thế chấp như làm tăng giá trị tài sản thế chấp …
Ngoài ra khách hàng thường ngụy tạo uy tín bằng việc quen biết và
kết nối với một số lãnh đạo ngành, cũng như cơ quan nhà nư ớc nhằm tạo thanh thế và uy tín để tiếp cận nguồn vốn lớn, hoặc nâng cao uy tín để được bảo lãnh các khoản vay…
SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 83