Phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại nhno&ptnt huyện phù cát tỉnh bình định (Trang 46 - 118)

Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tín dụng. Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay (≤ 15% VTC), dựa trên những đánh giá về TSĐB (≤ 70% giá trị TSĐB), thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSĐB. Không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một loại đối tượng, một ngành, một địa bàn, cần phải đa dạng hoá danh mục cho vay nhằm mục đích phân tán rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh hoạt các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời cũng cần phải sử dụng nghiệp vụ cho vay hợp vốn nhằm mục đích san sẻ rủi ro cho các đơn vị khác.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 39

1.2.6.4.8. Sử dụng các công cụ ngoại bảng

Đây là biện pháp hạn chế rủi ro rất hữu hiệu của ngân hàng, nó không những có thể hạn chế được rủi ro mà còn có thể mang lại được lợi nhuận

cho ngân hàng. Đòi h ỏi sử dụng công cụ thị trường phái sinh phải có hệ

thống, bao gồm các công cụ quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi.

Trên cơ sở các hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh, mỗi ngân hàng cần phải đưa ra các chính sách sử dụng các công cụ phái sinh dựa trên những phân tích đánh giá về tình hình biến động của thị trường tiền tệ. Đây là biện pháp quản lý cấp cao trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay xu hướng giải quyết rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng bằng các công cụphái sinh đang ngày càng phổ biến, và rất hiệu quả. Nhưng nó cũng có tính hai mặt, nếu dự đoán phân tích sai về thị trường sẽ dẫn tới rủi ro cao

hơn vừa cả rủi ro về tín dụng mà còn rủi ro trong khả năng thanh toán các

khoản lỗ do kinh doanh các công cụ này gây ra.

Tóm lại, trên đây là những khái quát về rủi ro tín dụng. Có thể nói rằng tín dụng là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, nó không chi gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Xuất phát từ những phân tích, đánh giá về bản chất, dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ lựa chọn các giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thành công rủi ro.

Để có thể nhận biết được những mặt còn thiếu soát và hạn chế của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát thì chúng ta phải am hiểu hơn về tình hình hoạt động tại chi nhánh.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 40

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH

HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát

2.1.1. Quá trình hình thành và phát trin

Nghị định 53.HĐBT ngày 26.03.1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, từđây hệ thống Ngân hàng Việt Nam được chia thành 2 cấp. Với

tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện

quản lý nhà nư ớc về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh (ngân hàng thương mại quốc doanh) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng.

Hệ thống Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Bình Đ ịnh nói riêng là một trong các ngân hàng chuyên doanh ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 07.1988. Gần 20 năm qua là một chặng đường phấn đấu đầy khó khăn, gian khổ. Quá trình đó đã ghi nhận sự phát triển và trưởng thành của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bình Định.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phù Cát được thành lập theo Quyết

định số 1103.NH- QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1990 do Tổng Giám đốc

NHNo&PTNT Việt Nam ký. Tiền thân của NH Phù Cát trong thời kỳ bao cấp là NHNN Việt Nam- Chi nhánh huyện Phù Cát và đến tháng 5 năm 1988 là Ngân hàng phát triển nông nghiệp- Chi nhánh huyện Phù Cát. Hiện nay có tên gọi là NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 41

Được tách ra từ hệ thống NHNN, NHNo&PTNT huyện Phù Cát hoạt động với bao khó khăn: địa bàn hẹp, tài sản và cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, một bộ máy với biên chế cồng kềnh, trình đ ộ nghiệp vụ non kém, ... nhưng đến nay sau gần 25 năm đổi mới NHNo&PTNT huyện Phù Cát không những đã khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát tri ển trong

cơ chế thị trường. Thật sự là một chi nhánh của một NHTM quốc doanh

lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tới tất cả dịch vụ Tài chính - Ngân hàng.

Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Phù Cát có 01 trụ sở NHNo huyện và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Là một chi nhánh NH duy nhất trên địa bàn huyện có sự phân bố đồng đều rộng khắp tới các xã trong toàn huyện. Khách hàng của NH chủ yếu là các hộ nông dân, HSX kinh doanh, các doanh nghiệp, Cty TNHH thuộc các thành phần kinh tế .

Nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của NHNo&PTNT huyện Phù Cát ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân.

Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn cho phát triển kinh tế địa phương. Ngành NH nói chung, NHNo&PTNT huyện Phù Cát nói riêng

đã có những đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế

xã hội của toàn tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng, nhất là những năm

gần đây, trên lĩnh v ực huy động vốn và cho vay các chương trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của huyện, thể hiện thông qua tăng trưởng khối lượng tín dụng và thay đổi cơ cấu dần qua các năm.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 42

2.1.2. Chức năng và nhiệm v

Nhim v ca NHNo&PTNT huyn Phù cát

Tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức, tổ chức kinh tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế. Nhằm tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi để khơi tăng nguồn vốn của NH nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh nhiệm vụ trên NHNo&PTNT huyện Phù Cát còn nhận tiếp vốn từ NH cấp trên và các nguồn vốn uỷ thác nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài. Đặc biệt, chú trọng đến việc cho vay để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Chức năng của chi nhánh NHNo & PTNT Phù Cát c th gm

Huy động vốn:

Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

Nhận và thanh toán ngoại tệ, quy đổi, mua bán ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu.

Phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức và cá nhân.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 43

Hoạt động tín dụng:

Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, và các hình thức khác theo quy định của NHNN, cụ thể:

Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cho vay ưu đãi theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống.

Cho vay vốn nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức khác.

Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước. Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân; tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Cung ứng các phương tiện thanh toán qua NH.

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 44

Ngoài ra NHNo&PTNT Phù Cát còn thực hiện một số hoạt động khác như: Kinh doanh ngoại hối; chi trả kiều hối; Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; mở thẻ ATM, Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín dụng quốc tế, và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng đúng quy định của pháp luật.

Với phương châm “ Trung thực- Kỷ cương – Chất lượng – Sáng tạo - Hiệu qủa” Cùng với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực,kinh nghiệm và tận tâm, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phù Cát luôn phục vụ khách hàng của mình với tinh thần trách nhiệm cao, có hiệu quả. Ngân hàng đã thực hiện chính sách tín dụng không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đồng thời thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định của chính phủ. Thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm, dịch vụ NH.

Chính vì thế, qua các năm hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ph ù Cát đã từng khẳng định được vị thế trên địa bàn huyện, ngày càng tạo được uy tín với khách hàng thể hiện qua việc tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng và chất lượng phục vụ các dịch vụ NH.

2.1.3. Cơ cấu t chc b máy

2.1.3.1. Số cấp quản lý

Tổng số cán bộ viên chức đến ngày 31.12.2010 là 27 người, trong đó có: 17 nam và 10 nữ được phân công cụ thể vào các phòng, ban như sau:

Ban Giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 1 phó Giám đốc.

Phòng kế hoạch kinh doanh (có tất cả 09 người) gồm 1 trưởng phòng và cùng 8 nhân viên giao dịch.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 45

Phòng kế toán & ngân quỹ (có tất cả 08 người) gồm 1 trưởng phòng 1 phó phòng và 06 nhân viên giao dịch.

Phòng giao dịch Đề Gi: 06 người, là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT huyện Phù Cát, thực hiện cung cấp đầy đủ tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ NH trên địa bàn 05 xã: Cát Minh, Cát Tài, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải.

Bộ phận khác: 02 người.

Sơ đồ 2.1.3: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Phù Cát

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH ĐỀ GI BAN GIÁM ĐỐC

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 46

2.1.3.2. Chứcnăng, nhiệm vụ của các bộ phận

Giám đốc

Là người đại diện cao nhất của đơn vị theo chế độ một thủ trưởng, là

người quyết định điều hành mọi hoạt động của NH theo đúng kế hoạch,

chính sách, chế độ pháp luật của NH cấp trên và của Nhà nước.  Phó Giám đốc

Là người hỗ trợ cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền quyết định

và điều hành giải quyết một phần công việc hoặc toàn bộ hoạt động của NH trong thời gian giám đốc đi vắng. Phó Giám đ ốc cũng chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vi quyết định của mình.

Phòng kế hoch kinh doanh

Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ nhà nước, của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh của chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng.

Nhiệm vụ:

Lãnh đạo công tác nghiệp vụ của phòng kế hoạch kinh doanh.

Lập các kế hoạch kinh doanh của đơn vị và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó.

Tổ chức, chỉ đạo giao khoán các chỉ tiêu, kế hoạch đến từng cán bộ tín dụng, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Thực hiện công tác quản lý vốn theo qui chế của NHNo&PTNT Việt Nam.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 47

Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh tín dụng: Khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế bảo đảm theo nguyên tắc

chế độ ngành qui định, xây dựng và cài đặt kịp thời các loại lãi suất huy

động vốn, lãi suất cho vay của chi nhánh. Thực hiện công tác tín dụng và thông tin tín dụng.

Ngoài ra, phòng kế hoạch kinh doanh còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.

Phòng Kế toán & ngân qu

Bộ phận kế toán:

Chức năng: Hạch toán kế toán, lưu giữ, bảo quản và quản lý tài sản

nhà nước theo pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán

hiện hành của Bộ Tài chính và NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho

Ban giám đốc trong xử lý các nhiệm vụ của phòng bảo đảm tính chính xác ,

kịp thời và hiệu quả. Nhiệm vụ:

Thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán trong nước.

Kinh doanh ngoại tệ, theo dõi diễn biến tỷ giá, xây dựng và cài đặt kịp thời tỷ giá các loại ngoại tệ.

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 48

Làm nhiệm vụ thu, chi, quản lý trực tiếp và lưu trữ bảo quản tiền mặt Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các hồ sơ thế chấp và các loại ấn chỉ quan trọng, ấn phẩm như: Sổ tiết kiệm, các chứng từ có giá mà KH vay vốn, cầm cố tại NH, bảo đảm chế độ ra vào kho, quản lý an toàn kho quỹ.

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ thể lệ liên quan

đến nghiệp vụ kế toán cho nhân viên trong phòng, báo cáo kế toán và một số chứng từ khác có liên quan và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đ ạo và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.

Nhân viên kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Thực hiện đúng chế độ, nghiệp vụ kế toán như: kế toán cho vay, kế toán tiết kiệm, kế toán thanh toán, chi tiêu và các dịch vụ khác như: chuyển tiền, thu đổi tiền mặt, ngoại tệ…

2.1.4. Chính sách tín dng chung ca NHNo & PTNT chi nhánh huyn Phù Cát Phù Cát

Để thực hiện và rút ngắn thời gian thủ tục cho vay với mục đích phục vụ khách hàng và đảm bảo an toàn vốn, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát đã áp dụng các nguyên tắc cho vay dựa trên Quyết định số 666.QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 6 năm 2010 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

2.1.4.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ

Từ khi khách hàng liên hệ NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát

SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 49

giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết việc này sẽ được cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.

2.1.4.2. Quy trình xét duyệt cho vay

Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm

định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo

thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đ ốc quyết định.

Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:

• Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng l ập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có

Một phần của tài liệu những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại nhno&ptnt huyện phù cát tỉnh bình định (Trang 46 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)