Việc cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng được dựa trên cơ sở sự tin cậy (uy tín). Khi cho vay, các tổ chức tín dụng luôn kỳ vọng khách hàng sẽ
SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 21
lựa chọn phương án đầu tư tốt và thực hiện tốt phương án đó để có đủ nguồn vốn hoàn trả đầy đủ gốc và lãi vay.Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản
như vậy mà là do thông tin bất cân xứng (asymmetric information) đã tạo ra
lựa chọn bất lợi (adverse selection) và tâm lý ỷ lại (moral hazard). Đây là vấn đề rất lớn đối với các hoạt động "trả chậm" trong nền kinh tế nói chung và đặc biệt hơn trong thị trường tài chính, nơi mà hầu hết các giao dịch đều có tính chất trả chậm. Để giải quyết những hành vi do thông tin bất cân xứng gây ra, người ta đã thực hiện nhiều cơ chế có tính khả thi cao. Nhưng giải quyết nó một cách triệt để là một việc làm rất khó.
Khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hình của doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản phải thu, các khoản tồn kho... Nhất là lần đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng thì việc này càng khó khăn hơn. Các tổ chức tín dụng Việt Nam chọn việc làm đơn giản nhất là xem xét những cái gì hiện hữu nhất. Đó chính là các tài sản hữu hình mà chủ yếu là tài sản cố định dùng để đảm bảo cho các khoản vay. Các tài sản hữu hình là thứ dễ xác định giá trị nhất. Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao. Việc quản lý các loại tài sản cũng sẽ dễ dàng hơn khi các tổ chức tín dụng nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và được nhà nước xác nhận. Đây chính là nguyên giải thích tại sao các tổ chức tín dụng coi tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng rất quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của mình. Trong khi về mặt nguyên lý, tài sản đảm bảo chỉ là một yếu có giá trị tham chiếu trong các quyết định cấp tín dụng. Tài sản đảm bảo có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín
SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 22
dụng mà hơn thế nữa, tài sản đảm bảo có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại sau khi cho vay.
Tuy nhiên, với việc lấy tài sản đảm bảo để bảo đảm cho các khoản tín dụng thì những rủi ro từ tài sản đảm bảo là rất lớn. Đối với các khoản vay có mức dư nợ lớn thì việc mang nhiều tài sản thế để thế chấp là điều tất yếu và việc quản lý các tài sản thế chấp này mang lại gánh nặng lớn cho ngân hàng. Các tài sản đảm bảo là tài sản cố định như nhà cửa, máy móc, đất đai sẽ mất dần giá trị theo thời gian qua đó nếu khách hàng mất khả năng thanh toán các khoản nợ vay thì việc phát mãi tài sản đảm bảo sẽ diễn ra để ngân hàng thu hồi vốn, nhưng khó khăn là các tài sản dù đem phát mãi, thanh lý cũng không đủ để bù đắp các khoản thiếu hụt của ngân hàng.
Việc thế chấp tài sản để vay ngân hàng để đảm bảo cho sự chắc chắn trả nợ vay là điều thường thấy nhưng các tài sản mà khách hàng mang đến để cầm cố, thế chấp như bất động sản, hàng hoá, thành phẩm, sản phẩm thì các ngân hàng khó có thể định được giá trị của các tài sản cầm cố, thế chấp.
Các tài sản thế chấp theo quy đinh của của Bộ luật dân sự (Luật số: 33.2005.QH11) quy định rõ: “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa v ụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa v ụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Chính vì vậy việc tranh chấp về mặt pháp lý có thể diễn ra nếu một tài sản đảm bảo được, đảm bảo cho nhiều khoản vay. Nếu thiếu sự thông tin liên lạc giữa các tổ chức tín dụng thì tranh chấp là điều tất yếu nếu khách hàng mất khả năng thanh toán nợ vay.
SVTH: TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 23
Tóm lại, nếu ngân hàng xem tài sản đảm bảo là sự an toàn cho các khoản vay thế chấp, cầm cố sẽ làm gia tăng nợ xấu và gây rủi ro cao cho ngân hàng nếu khách hàng mất khả năng chi trả và thiếu sự cam kết chắc chắn của một bên thứ ba.
1.2.3. Các loại rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế