Hoạt động phát huy giá trị các công trình kiến trúc trong khu phố cổ

Một phần của tài liệu khai thác các công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu phố cổ hà nội phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững (Trang 67 - 69)

- Đối với các công trình hiện tại bàn giao cho người dân ở, cần có biện pháp giáo dục ý thức cho người dân để họ hiểu về giá trị của những công trình mà họ đang may mắn được sử dụng, từ đó có ý thức tham gia giữ gìn và bảo tồn một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách hỗ trợ người dân về kinh phí cho mỗi lần trùng tu, tôn tạo, tránh để họ sửa chữa, cơi nới một cách tự phát, bừa bãi, thiếu hiểu biết, làm mất đi vẻ đẹp nguyên trạng của công trình, đặc biệt tránh sự pha tạp, lai căng của các loại kiến trúc cổ với phong cách kiến trúc hiện đại bây giờ.

3.1.2.2. Hoạt động phát huy giá trị các công trình kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội Nội

Bên cạnh việc đầu tư, trung tư, tôn tạo lại các giá trị kiến trúc của các công trình di tích, điều quan trọng là cần xây dựng đề án để sau khi các công trình này được tu bổ xong, có thể đưa vào khai thác trực tiếp trong đời sống và trong du lịch một cách sống động, tránh để chúng biến thành những tài nguyên tĩnh. Một số đề xuất đưa ra là:

lịch sử- văn hóa- nghệ thuật của các công trình, tài liệu, cổ vật và danh thắng. - Có chế độ thỏa đáng nhằm tập hợp khuyến khích đội ngũ cán bộ nghiên cứu ở địa phương và các cơ quan trung ương tham gia vào việc nghiên cứu, trong đó tập trung nghiên cứu giới thiệu về các công trình có giá trị đặc sắc về kiến trúc, nghệ thuật, mang giá trị lịch sử đã được Nhà nước công nhận

- Định kỳ có chuyên mục giới thiệu về các công trình kiến trúc, các điểm di tích tiêu biểu trong các chương trình phát thanh, truyền hình hoặc trên các web chính của thành phố, khuyến khích và có giải thưởng báo chí về tuyên truyền giới thiệu các di sản văn hóa phục vụ du lịch

- Định kỳ xuất bản tạp chí văn hóa thể thao du lịch hàng quý, hoặc xuất bản chuyên san về du lịch Hà Nội, để có điều kiện giới thiệu rộng rãi với công chúng và khách tham quan du lịch về di sản thành phố và các hoạt động , tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội.

- Ở mỗi công trình, nhất là những công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu thường xuyên có khách tham quan du lịch cần có nhiều sản phẩm tuyên truyền tới khách tham quan du lịch như: sách, ấn phẩm giới thiệu, CD, DVD… đó là những thông điệp đầu tiên gửi đến du khách. Có thể dịch ra một số ngôn ngữ phổ biến như: tiếng Anh, tiếng Nhật… Hệ thống biển chỉ dẫn, bảng giới thiệu di tích cần có quy định và hướng dẫn cụ thể, tránh tùy tiện để du khách dễ thấy, dễ hiểu.

- Cung cấp thông tin về các công trình và các thông tin liên quan đến hoạt động du lịch trong khu Phố cổ Hà Nội thông qua mạng internet, trên website, thường xuyên cập nhật bổ sung dữ liệu về điểm đến, thời gian mở của của các di tích, thời gian lễ hội, nội dung lễ hội, bản đồ du lịch, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú… Đồng thời Sở VHTTDL cần phối kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn cần tích cực mạnh dạn tham gia vào các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước

- Định kỳ tổ chức hội nghị hội thảo chuyên đề về Phố cổ Hà Nội nhằm tranh thủ cập nhật kho dữ liệu về các công trình di tích văn hóa, đồng thời quảng bá cho du lịch Hà Nội.

Để phát huy vai trò của các công trình, di tích trong khu phố cổ, cần phải có những kế hoạch, phương án bảo tồn, tôn tạo đồng bộ nhưng trước hết cần tập trung làm từng cụm trên một đoạn phố. Điều quan trọng nữa, sau khi phục dựng xong nhà cần đưa ngay không gian văn hóa, cái hồn truyền thống vào ngôi nhà, từ đồ nội thất đến lối sống, nếp sống văn minh - thanh lịch của người Tràng An.

Một phần của tài liệu khai thác các công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu phố cổ hà nội phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)