II. TỰ ĐÁNH GIÁ:
6. Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội
Trong những năm gần đây công tác xã hội hóa của Trường THCS Yên Lạc được coi trọng, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các đoàn thể xã hội được củng cố và phát huy được hiệu quả, mỗi năm nhà trường tổ chức 3 phiên họp phụ huynh học sinh vào các thời điểm đầu năm học, hết học kỳ I và hết học kỳ II. Hoạt động của Hội PHHS được duy trì thường xuyên. Trong mỗi năm học PHHS đã tham gia xây dựng CSVC với nhà trường và nâng cao chất lượng trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Các xóm trong xã đều có chi hội khuyến học, hàng năm Hội khuyến học xã tặng quà, động viên học sinh có thành tích học tập vào dịp ngày 1/6. Mọi hoạt động của Hội PHHS đều được bàn bạc thống nhất đảm bảo tính dân chủ cao.
Các tổ chức đoàn thể xã hội hàng năm có các văn bản phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua và công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội trong trường học.
6.1. Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm hoạt động theo quy định; Nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
6.1.1. Mô tả hiện trạng:
- Ban đại diện CMHS có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GD&ĐT.
Ban đại diện CMHS lớp; Ban đại diện CMHS trường được bầu trong phiên họp PHHS đầu năm nhiệm kỳ theo năm học [H2.2.01.26], [H2.2.08.04].
Mỗi lớp bầu một Ban đại diện CMHS [H2.2.01.26]; Toàn trường có một Ban đại diện CMHS được thành lập trong buổi họp PHHS đầu năm gồm có: 1 Trưởng ban – Ông Trần Quốc Cường – Phó chủ tịch UBND xã, 1 phó ban và 1 thư ký và các ủy viên. Ban đại diện CMHS nhà trường họp định kỳ
3lần/năm và bất thường khi cần thiết. Có 12 Ban đại diện CMHS các lớp họp định kỳ 3 lần/năm và họp bất thường khi cần thiết.
Ban đại diện CMHS của từng lớp phối kết hợp với GVCN tổ chức các hoạt động cho học sinh trong lớp. Cùng với trưởng Ban đại diện CMHS của lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp CMHS trong năm học .
Xây dựng quỹ khuyến học của lớp khen thưởng kịp thời cho học sinh có kết quả học tập tốt, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tốt.
Trưởng ban đại diện CMHS của lớp có thể thay mặt phụ huynh của lớp để kiến nghị với GVCN lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp năng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học. [H2.2.08.04]
Ban đại diện CMHS nhà trường phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của cuộc họp đầu năm học. Phối kết hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.[H2.2.08.04]
Ban đại diện CMHS nhà trường có thể quyết định triệu tập các cuộc họp sau khi thống nhất với Hiệu trưởng; Căn cứ ý kiến của Ban đại diện CMHS các lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết, nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và quản lý học tập của học sinh.
Việc bầu ban đại diện CMHS của lớp của trường thực hiện theo đúng quyết định số 11/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT.
- Ban đại diện CMHS nhà trường có chương trình công tác cụ thể cùng với Ban đại diện CMHS các lớp hoạt động có hiệu quả, có những đóng góp tích cực về cơ sở vật chất cho nhà trường. Ban đại diện CMHS được nhà trường giúp đỡ CSVC hội họp; Nhà trường có chương trình công tác cụ thể cùng với Ban đại diện CMHS các lớp hoạt động có hiệu quả, có những đóng góp tích cực về CSVC cho nhà trường. Hoạt động của Ban đại diện CMHS được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ
Ban đại diện CMHS. [H6.6.01.01]
- Hàng năm, nhà trường tổ chức các cuộc họp (đầu năm, cuối học kỳ I, cuối năm) với CMHS toàn trường để thông báo tình hình hoạt động của nhà trường, kế hoạch năm học, tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, công khai kết quả xếp loại hai mặt giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của CMHS; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện CMHS; thường xuyên trao đổi họp với Ban đại diện CMHS nhà trường để phối hợp hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục.
H2.2.01.26], [H2.2.08.04], [H2.2.03.09], [H6.6.01.01] 6.1.2. Điểm mạnh:
Nhà trường có Ban đại diện CMHS được thành lập theo Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GD&ĐT ban hành. Ban đại diện CMHS của nhà trường đã thực hiện được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Các thành viên Ban đại diện CMHS đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để làm tốt công tác phòng chống các tai tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông. Ban đại diện CMHS phối hợp với nhà trường để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, động viên CB, GV, NV nhà trường tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện.
Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban đại diện CMHS hoạt động để phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình cùng với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
Ban đại diện CMHS đã tiến hành họp theo quy định và đột xuất khi cần thiết đã góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
6.1.3. Điểm yếu:
Ban đại diện CMHS nhà trường được thành lập song hoạt động chưa đi vào nề nếp. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn do vậy khó huy động kinh
phí hoạt động có hiệu quả
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS chưa được
6.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Kiện toàn Ban đại diện CMHS ngay từ đầu năm học thông qua họp PHHS đầu năm.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban đại diện CMHS để các thành viên nắm được.
- Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, duy trì tốt việc sinh hoạt đình kỳ theo quy định.
- Thường xuyên rà soát, rút kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa nhà trường và PHHS trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục để điều chỉnh
6.1.5. Tự đánh giá: Đạt.
6.2. Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
6.2.1. Mô tả hiện trạng
- Nhà trường có kế hoạch phối hợp với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục. [H2.2.07.01]
Ngay từ đầu năm học Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, yêu cầu các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn [H2.2.01.15], Đoàn TNCSHCM [H3.3.03.03], Liên
đội TNTPHCM [H4.4.12.01], các tổ chuyên môn lên kế hoạch cụ thể, sát với nhiệm vụ năm học và thực tế nhà trường [H2.2.05.01]. Đảng bộ nhà trường lãnh đạo toàn diện các tổ chức, các hoạt động trong nhà trường. Các tổ chức ngoài nhà trường như: Ban đại diện CMHS, Hội chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức doanh nghiệp, cá nhân, CMHS,...cùng tham gia vào
các hoạt động giáo dục [H6.6.02.01]. Đoàn TNCSHCM nhà trường kết hợp với Đoàn xã Yên Lạc thực hiện dọn vệ sinh khu vực tuyến đường đi vào nhà trường, khu sân vận động trung tâm huyện Yên Thủy, tích cực tham gia các cuộc vận động như ủng hộ người nghèo, người cao tuổi... [H4.4.07.02]
- Nhà trường đã phối hợp được với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh, đưa việc phối hợp hoạt động giữa nhà trường và các đoàn thể vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm
[H6.6.02.01]. Nhà trường đã kết hợp với Hội Khuyến học hàng năm khen thưởng những học sinh có thành tích học tập khá trở lên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà nhân dịp tết nguyên đán... Ban đại diện CMHS các lớp đã mua tặng 20 ghế đá, giáo viên tặng 04 ghế đá cho nhà trường, 500m2 sân bê tông. Năm học 2008-2009 huy động ủng hộ được 25,127 triệu đồng, 2009-2010: 37,149 triệu đồng, 2010-2011: 57,197 triệu đồng [H6.6.02.03]. Tuy nhiên do đặc điểm địa bàn nơi trường đóng ít cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên việc huy động sự ủng hộ về CSVC của tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên sự ủng hộ vật chất của các bậc CMHS còn ít.
- Hàng năm Ban lãnh đạo nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, thông qua các cuộc họp Hội đồng Sư phạm nhà trường [H1.1.01.02], họp CMHS toàn trường để nhân rộng và phát huy vai trò của các tổ chức trong các hoạt động giáo dục [H2.2.01.12], [H2.2.01.13], [H2.2.01.114], [H3.3.02.05]
[H2.2.01.26], [H2.2.08.04].
6.2.2. Điểm mạnh:
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tới các hoạt động giáo dục, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên, uốn nắn học sinh.
Cựu chiến binh, các tổ chức công đoàn… có văn bản phối kết hợp với nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục các truyền thống văn hoá và kỹ năng sống cho học sinh tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiêụ quả cao.
6.2.3. Điểm yếu:
- Sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường, tổ chức xã hội - doanh nghiệp trên địa bàn xã Yên Lạc và trên địa bàn huyện Yên Thủy chưa thường xuyên.
- Chưa giới thiệu được các gương điển hình vượt khó vươn lên học tập đề nghị các doanh nghiệp ngoài nhà trường giúp đỡ.
6.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Phát huy hơn nữa vai trò của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Hàng năm cần tổ chức buổi gặp mặt giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương để đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể xã hội, tranh thủ sự ủng hộ cả về tinh thần và CSVC thông qua các buổi lễ lớn, nhằm nâng cao hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trong năm học tiến hành bình xét, chọn lựa các em học sinh điển hình nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập để giới thiệu với các tổ chức đoàn thể địa phương, các doanh nghiệp đề nghị khen thưởng, giúp đỡ.
- Sau mỗi năm học nhà trường họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tới.
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 6:
* Điểm mạnh và điểm yếu nổi bật:
+ Điểm mạnh: Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện Hội CMHS, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường; Nhà trường được nhân dân tín nhiệm và ủng hộ.
+ Điểm yếu: Chưa mạnh dạn trong vận động sự ủng hộ của các doanh nghiệp, chưa giới thiệu được các gương điển hình vượt khó vươn lên học tập đề nghị các doanh nghiệp ngoài nhà trường giúp đỡ.
* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2.
* Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu: 0.