II. TỰ ĐÁNH GIÁ:
5. Tiêu chuẩn 5: Tài chính cơ sở vật chất
Trường THCS Yên Lạc được giao tự chủ về tài chính từ năm 2008, việc thu chi được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, CSVC của nhà trường ngày càng được hoàn thiện theo hướng trường chuẩn Quốc gia, khuôn viên của nhà trường đủ cho học sinh học tập và vui chơi, đảm bảo sạch sẽ, nhà trường đang từng bước hoàn thiện CSVC để đề nghị công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2012.
5.1. Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện kế hoạch quản lý tài chính theo quy định và huy động hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.
5.1.1. Mô tả hiện trạng:
- Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính. Quản lý sử dụng, lưu giữ đầy đủ hệ thống văn bản hiện hành về quản lý tài chính [H5.5.01.01]. Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ. Các chứng từ được lưu trữ đầy đủ và đóng thành tập theo từng tháng có bìa ghi tên từng tháng được tập hợp vào một cặp lưu trữ vào tủ hồ sơ. Mở đầy đủ sổ sách theo hệ thống hướng dẫn của Luật ngân sách.
[H2.2.13.07], [H5.5.01.02], [H5.5.01.03].
- Nhà trường đã lập dự toán, thực hiện thu chi tài chính vào đầu hàng năm, xây dựng lên kế hoạch hoạt động trong năm để chủ động về tài chính theo đúng chế độ chuyển ngạch [H5.5.01.02], [H5.5.01.03], [H2.2.13.07].
Hàng tháng chốt số liệu đối chiếu với kho bạc, cập nhật nội dung thu chi trong tháng và đối chiếu các nguồn kinh phí được cấp. Thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán thu chi tài chính theo sự hướng dẫn của ngành và quản lý tài chính. Số liệu quyết toán tài chính được quyết toán theo từng tháng, quý và 1 năm công khai 2 lần 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm
thanh tra nhân dân đại diện cho CB, GV, NV trong trường tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện các nguồn thu chi và hoạt động chung của nhà trường
[H1.1.01.02], [H1.1.01.03]. Hàng năm nhà trường họp Hội nghị công nhân viên chức đưa ra ý kiến thảo luận, đóng góp, xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ [H5.5.01.05].
- Nhà trường có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục như: vận động các bậc CMHS mỗi khóa học, mỗi khối lớp mua tặng nhà trường 01 ghế đá tạo chỗ ngồi giải lao cho các em học sinh trong giờ ra chơi, đến nay CMHS và giáo viên nhà trường đã ủng hộ được 24 ghế đá, Hội CMHS đã ủng hộ bê tông hóa sân trường 500m2 tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp cho nhà trường...
[H5.5.01.02], [H5.5.01.03], [H2.2.13.07], [H1.1.01.02], [H1.1.01.03].
5.1.2. Điểm mạnh:
- Hiệu trưởng nhà trường nắm vững công tác quản lý tài chính. Nhân viên kế toán có chuyên môn nghiệp vụ tốt, đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính. Thực hiện công khai, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho CB, GV, NV như tiền lương, tiền công, dạy thêm, thừa giờ và các khoản khác theo quy định của nhà nước. Nhà trường thường xuyên thực hiện công khai tài chính, cập nhật chứng từ kịp thời nên nhà trường thực hiện tốt vấn đề kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn, các hoạt động giáo dục khác. Kế hoạch công tác huy động nguồn kinh phí xã hội hóa luôn nhận được sử ủng hộ của các bậc CMHS và nhân dân địa phương.
- Có đủ hệ thống văn bản hiện hành. - Quy chế chi tiêu nội bộ được công khai.
- Lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ về quy định tài chính theo qui định.
5.1.3. Điểm yếu :
Việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ các hoạt động giáo dục còn lúng túng, nguồn lực huy động hạn chế.
5.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Duy trì và tiếp tục thực hiện các văn bản về quy định quản lý tài chính, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ theo quy định hiện hành của ngành và của luật Ngân sách Nhà nước, đảm bảo công khai đúng với qui định và qui chế chi tiêu nội bộ …
- Duy trì và phát huy tốt lịch kiểm tra giám sát của Ban thanh tra nhân dân
- Các tài sản và thiết bị dạy học được bảo quản, quản lý ghi chép hạch toán qua hệ thống sổ sách hàng năm phải kiểm kê đánh giá lại tài sản thiết bị.
- Đầu các năm học, nhà trường và công đoàn xây dựng kế hoạch huy động xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, đảm bảo đúng quy định và có tính khả thi, công khai trước Hội đồng Sư phạm nhà trường để lấy ý kiến đóng góp việc huy động nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ các hoạt động giáo dục.
5.1.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
5.2. Tiêu chí 2: Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo
5.2.1. Mô tả hiện trạng
- Trường có Có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường đảm bảo theo qui định của Điều lệ trường trung học. [H5.5.02.01],
[H5.5.02.02], [H5.5.02.03], [H5.5.02.04]
- Trường có khuôn viên riêng biệt có diện tích là: 7537m2 [H5.5.02.01],
[H5.5.02.02], [H5.5.02.03] bình quân 21.8m2/học sinh [H2.2.01.24], [H2.2.01.25].
- Hàng ngày học sinh đổ rác đúng nơi quy định, nhà trường trang bị thùng đựng rác công cộng cho học sinh vệ sinh [H5.5.02.02], [H3.3.05.03],
quan sư phạm sạch, đẹp, cơ sở vật chất khang trang, nhiều năm liền nhà trường được công nhận trường “ Xanh- Sạch - Đẹp”, “ Trường học văn hoá”
[H5.5.02.05].
5.2.2. Điểm mạnh:
Nhà trường có CSVC tương đối đầy đủ, diện tích mặt bằng đảm bảo. Có đủ tường rào, cổng, biển, có khuôn viên riêng biệt đảm bảo an ninh trật tự, quy hoạch khối phòng học, khu hiệu bộ gọn gàng. Khung cảnh sư phạm nhà trường luôn sạch đẹp. CB, GV, NV và học sinh nhà trường có ý thức tự giác thực hiện; Nhiều năm liền nhà trường được công nhận trường “Xanh- Sạch - Đẹp”, “ Trường học văn hoá”.
5.2.3. Điểm yếu:
- Nhà trường đang trong thời gian xây dựng CSVC chưa hoàn thiện, một số hạng mục của nhà trường đang xuống cấp cần kinh phí để tu bổ.
5.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Duy trì và phát huy điểm mạnh của nhà trường, của giáo viên và học sinh.
- Xây dựng bồn hoa, trồng thêm cây bóng mát trước nhà lớp học mới xây
-Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm kinh phí xây dựng CSVC để nhà trường đạt chuẩn quốc gia.
- Tăng cường việc chăm sóc bảo vệ cây xanh, rèn luyện học sinh ý thức tự giác bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
- Xây dựng nề nếp vệ sinh, sạch sẽ, nếp sống văn minh cho từng học sinh, lớp, tập thể đưa vào tiêu chí thi đua của nhà trường.
5.2.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
5.3. Tiêu chí 3: Nhà trường có khối phòng học thông thường, phòng học bộ môn trong đó có phòng máy tính kết nối Internet phục vụ dạy học,
khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ GD và ĐT.
5.3.1. Mô tả hiện trạng
- Có đủ phòng học để học một ca trong một ngày, phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng học sinh, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết, có nội quy học sinh niêm yết. Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi cho học sinh trong phòng học có trang trí theo mẫu chuẩn quy định trường chuẩn quốc gia. [H5.5.03.01], [H1.1.02.01],
[H2.2.01.24], [H2.2.13.07], [H2.2.14.01], [H5.5.02.02]
- Có đủ phòng học để làm phòng bộ môn nhưng chưa đảm bảo quy cách theo quy định, có 02 phòng vi tính được kết nối Internet phục vụ dạy học [H5.5.03.01], có đủ khối phòng phục vụ học tập, phòng làm việc, bàn ghế, thiết bị làm việc của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phòng truyền thống, phòng Đoàn đội, phòng y tế học đường, phòng thường trực, nhà kho và các phòng khác... [H2.2.01.24], [H2.2.13.07], [H2.2.14.01]. [H5.5.02.02].
- Các phòng học bộ môn lý, công nghệ, hoá- sinh, nhạc, thiếu bàn ghế và phòng bộ môn đạt chuẩn nên hoạt động khó khăn, các phòng còn lại quản lý, sử dụng có hiệu quả và theo các quy định hiện hành, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và giáo dục. [H5.5.03.02]
5.3.2. Điểm mạnh:
- Tất cả các phòng học đều đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, có bảng chống loá, quạt mát, có khẩu hiệu niêm yết trong mỗi phòng học.
- Các ban ngành đoàn thể, hội CMHS luôn quan tâm, tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ nhà trường.
5.3.3. Điểm yếu:
- Thiếu trang thiết bị cho phòng bộ môn, phòng học để làm phòng học bộ môn chưa đúng qui cách.
5.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tham mưu với lãnh đạo các cấp đầu tư kinh phí xây dựng nhà bảo vệ, phòng bộ môn, tu bổ công trình phụ trợ của nhà trường.
- Duy trì và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục.
- Tiếp tục cải tạo khuôn viên cây xanh, trồng chăm sóc hoa để nhà trườngngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
5.3.5. Tự đánh giá: Chưa đạt.
5.4. Tiêu chí 4: Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
5.4.1. Mô tả hiện trạng
- Nhà trường có 02 phòng thư viện với diện tích 85 m2, trong đó phòng đọc cho CB, GV, NV và học sinh là 55m2, kho thư viện 30m2. Thư viện được trang bị đủ giá và tủ đựng sách báo các loại. Thư viện nhà trường được Sở GD&ĐT Hoà Bình kiểm tra công nhận thư viện trường THCS đạt chuẩn.
[H2.2.13.28], [H2.2.01.24]
- Hàng năm thư viện được bổ sung nhiều loại sách tạp chí, truyện và tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
[H2.2.13.19], [H2.2.13.20], [H2.2.13.22], [H2.2.13.25], [H2.2.13.27]. Nhà trường trang bị cho thư viện 02 máy vi tính kết nối Internet phục vụ cho công tác tra cứu học tập của CB, GV, NV và học sinh; Có kế hoạch từng bước xây dựng thư viện điện tử. [H2.2.07.01], [H2.2.13.17]
- Việc quản lý và tổ chức phục vụ của thư viện đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh. Sách, báo, tài liệu tham khảo được sắp xếp khoa học, hợp lý thuận tiện cho việc tra cứu mượn sách trong thư viện. Có mở đầy đủ hệ thống sổ sách, quy định rõ giờ mở làm việc: Lịch
mở cửa thư viện các ngày từ thứ 2 dến thứ 6: sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 13h30 đến 16h30. [H2.2.14.02], [H2.2.13.24], [H2.2.13.22], [H2.2.13.26],
[H2.2.13.25] 5.4.2. Điểm mạnh
- Nhà trường có nhân viên thư viện được đào tạo nghiệp vụ, sách báo được phân loại khoa học sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tiện cho việc quản lý tra cứu.
- Hoạt động của thư viện đã đi vào nề nếp đảm bảo sách, báo, tạp chí thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy học tập, tuyên truyền thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng nếp sống văn minh cho giáo viên học
5.4.3. Điểm yếu: Lượng sách trong thư viện chưa phong phú, một số đầu sách tham khảo phục vụ học tập nâng cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đọc sách của CB, GV, NV và học sinh.
5.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Hàng năm mua thêm sách bổ sung cho thư viện bằng nguồn ngân sách cấp, nguồn huy động, nguồn viện trợ.
- Phát động phong trào xây dựng thư viện trường học thân thiện tới gia đình, nhà trường, xã hội để mọi người hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích của thư viện.
- Bổ sung trang thiết bị cho phòng đọc.
- CBQL, GV, NV và học sinh nhà trường hàng năm cần quán triệt và thực hiện tốt các văn bản:
+ Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06/11/1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông;
trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; + Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 15, Chương VII của Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT;
+ Quyết định số 49/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/10/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành “Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho các trường phổ thông từ năm học 2003-2004”.
5.4.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
5.5. Tiêu chí 5: Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
5.5.1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường có đủ bộ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học tối thiểu theo danh mục của Bộ GD&ĐT ở 4 khối lớp. Hàng năm được bổ sung thêm các đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên. Đồ dùng thiết bị được sử dụng và sắp xếp
theo các môn học cho từng khối lớp trên giá để thiết bị. [H2.2.13.07],
[H2.2.13.10], [H2.2.13.11], [H2.2.13.12], [H2.2.13.13], [H2.2.13.14], [H2.2.13.15] [H2.2.13.16]
- Nhà trường đã tổ chức quản lý và sử dụng đúng quy định
[H2.2.13.09] [H5.5.05.01], giáo viên khai thác và sử dụng thường xuyên hiệu
quả các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học hiện có, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục, tổ chức các chuyên đề rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học. Có đủ hệ thống sổ sách theo dõi việc đăng ký, sử dụng và mượn trả thiết bị [H2.2.13.13], [H2.2.13.14]. Đầu năm học và kết thúc mỗi năm học đều kiểm kê, thanh lý đồ dùng thiết bị từng bộ môn, từng khối lớp [H2.2.13.16], [H5.5.03.02].
- Cuối mỗi kỳ, cuối năm học nhà trường rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên; thực hiện kiểm kê
tài sản, lên danh mục thanh lý những thiết bị dạy học không sử dụng được
[H2.2.13.16] và có kế hoạch bổ sung đồ dùng dạy học [H4.4.03.02], [H2.2.13.15]. Trong mỗi năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên đăng ký làm thêm đồ dùng dạy học [H4.4.01.02].
5.5.2. Điểm mạnh:
- Việc khai thác và sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và giáo dục của giáo viên đã đi vào nền nếp phát huy hiệu quả.
-Việc theo dõi kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên được duy trì thường xuyên, duy trì tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Hàng năm kiểm kê thiết bị đồ dùng đánh giá việc bảo quản sử dụng của từng bộ môn, xếp loại quản lý thiết bị từng bộ môn đó. Tất cả đồ dùng và thiết bị được quản lý hạch toán qua hệ thống sổ sách.
5.5.3. Điểm yếu:
Cán bộ phụ trách phòng thiết bị là giáo viên kiêm nhiệm nên việc sắp xếp công việc giảng dạy và trực phòng thiết bị còn gặp nhiều khó khăn. Một số đồ dùng dạy học chất lượng không đảm bảo, dễ hỏng, dễ vỡ, độ chính xác không cao nên phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả giờ dạy. Việc sáng tạo trong tự làm đồ dùng dạy học ở các bộ môn chưa đồng đều.
5.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Làm tốt công tác kiểm kê mỗi kỳ học, các thiết bị của bộ đồ dùng để nắm bắt số lượng cần bổ sung, sửa chữa, xây dựng các phòng học bộ môn.
- Làm tốt công tác quản lý bảo quản thiết bị đồ dùng để sử dụng trong nhiều năm như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật...
- Khai thác triệt các bộ đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng các giờ lên lớp.
- Phân công chuyên môn phù hợp, hợp lý cho giáo viên làm công tác