II. TỰ ĐÁNH GIÁ:
4. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục
Mở đầu: Trường THCS Yên Lạc nhiều năm liền thực hiện tốt chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; Năm học 2007-2008 nhà trường được cấp trên công nhận danh hiệu “Tập thể lao đông tiên tiến ”; Các năm 2008- 2009, 2009-2010, 2010-2011 nhà trường được công nhận danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc” Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được coi trọng và được cấp trên ghi nhận là đơn vị có thành tích cao trong hoạt động giáo dục.
4.1. Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ GD&ĐT và các cơ
quan có thẩm quyền. 4.1.1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường có kế hoạch thời gian năm học theo đúng qui định được thể hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Hiệu trưởng lên kế hoạch thực hiện năm học và thông qua kế hoạch trong cuộc họp hội đồng nhà trường [H4.4.01.01], [H1.1.01.02], [H1.1.01.03], [H2.2.07.01]. Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể cho nội dung từng mảng công việc mình phụ trách [H2.2.05.01], [H2.2.05.03].
- Nhà trường lên kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo đúng phân phối chương trình qui định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cho từng năm học, đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện các bộ môn.
[H2.2.07.01], [H2.2.13.01], [H3.2.01.23], [H2.2.03.08], [H2.2.03.11], [H2.2.03.12], [H2.2.07.03], [H2.2.03.09], [H4.4.01.02].
- Nhà trường luôn kiểm tra, rà soát, đánh giá kịp thời về thực hiện kế hoạch thời gian năm học cũng như kế hoạch giảng dạy và học tập. Từ đó nắm bắt được các bộ môn chậm chương trình để bố trí lịch dạy bù hợp lí. Cuối năm học nhà trường kiểm tra báo cáo quá trình thực hiện công tác của giáo viên, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sổ ghi đầu bài các lớp, sổ gọi tên và ghi điểm năm học hàng năm được nhà trường lưu trữ. [H1.1.01.02], [H1.1.01.03], [H2.2.03.08], [H2.2.03.11], [H2.2.03.12], [H2.2.03.13] [H2.2.03.09].
4.1.2. Điểm mạnh:
- Nhà trường gần trung tâm, điều kiện thực hiện kế hoạch năm học thuận lợi.
- Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch được coi trọng; từng bộ phận triển khai kịp thời tới từng CB, GV, NV trong nhà trường.
môn học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn đã đi vào chiều sâu và ổn định.
- CB, GV, NV có ý thức thực hiện các nội dung công việc theo đúng kế hoạch, đúng quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
4.1.3. Điểm yếu: không.
4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Phát huy tốt kết quả đã đạt được, thực hiện tốt việc tiếp thu nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để nâng cao kết quả thực hiện kế hoạch năm học.
- Chỉ đạo tốt việc lên kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể cho từng môn học theo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cho từng giáo viên trong năm học.
- Hàng tháng tổ chức tốt việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của các bộ phận và cá nhân
4.1.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
4.2. Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
4.2.1. Mô tả hiện trạng
- Ngay từ đầu năm học BGH nhà trừờng, tổ trưởng chuyên môn và toàn thể giáo viên lên kế hoạch dự giờ cho cả năm [H2.2.07.01], [H2.2.05.01], [H2.2.05.02], [H2.2.05.03], [H2.2.05.08], [H2.2.05.09], [H2.2.05.10],
[H2.2.07.03]. Cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt hoạt động dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề theo đúng quy định.
[H4.4.02.01], [H4.4.02.02], [H4.4.02.03]
- Hàng năm khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường đều tham gia thi GVG cấp huyện, cấp tỉnh đạt kết quả cao [H4.4.02.04], [H4.4.02.05]. Hiện tại nhà trường có: 23/29 giáo viên giỏi cấp huyện trở lên chiến tỷ lệ 79%, trong đó có: Giáo viên đạt giải nhì cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn
Toán, giáo viên đạt giải Nhất cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện các môn: Toán, Anh; giáo viên đạt giải Nhì cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện các môn: Lý, Toán, Anh, Văn; giáo viên đạt giải Ba cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện các môn: Văn, Sinh, Hoá. Không có giáo viên xếp loại yếu.
[H2.2.06.02], [H2.2.03.08], [H2.2.03.09], [H2.2.11.06]
- Sau mỗi kỳ, sau mỗi đợt thao giảng, dự giờ đột xuất các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện rà soát, đánh giá cho điểm rút kinh nghiệm để mỗi cá nhân thấy rõ ưu điểm cần phát huy, tồn tại cần khắc phục [H1.1.01.02],
[H1.1.01.03]. Đặc biệt với các giờ Hội giảng, chuyên đề việc đánh giá rút kinh nghiệm và tham gia ý kiến xây dựng cho đồng nghiệp đã trở thành hoạt động sôi nổi, tích cực [H2.2.05.08]. Vì thế giáo viên của trường tham gia trong các Hội thi GVG cấp huyện, cấp tỉnh đều đạt giải.
4.2.2. Điểm mạnh:
- Nhà trường có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc giảng dạy trên lớp của giáo viên hàng tháng:
- Cán bộ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao, tự giác trong công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ.
- Nhà trường, các tổ chuyên môn có kế hoạch rõ ràng cụ thể và chỉ đạo sát sao kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tham gia hội giảng các cấp.
4.2.3. Điểm yếu:
- Giáo viên mới chỉ tập trung vào dự giờ đồng nghiệp trong các đợt hội giảng các cấp chứ không phân bố đều trong suốt năm học.
- Một số ít giáo viên có tuổi đời cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ dạy còn hạn chế.
4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội giảng cấp trường ngay từ đầu năm học và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch. Sau từng đợt kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng kịp thời những
giáo viên xuất sắc.
- Nhà trường cùng với tổ chuyên môn chọn cử những giáo viên có tay nghề giỏi tổ chức dạy thao giảng cho giáo viên dự giờ, thực hiện việc dự giờ trong suốt năm học,
- Kết hợp với các trường bạn trong, các trường tiên tiến tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường cho giáo viên dự giờ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Trong năm học tới nhà trường và các tổ chuyên môn tổ chức tập huấn công nghệ thông tin cho tất cả giáo viên và cử giáo viên sử dụng thành thạo máy tính để giúp đỡ những giáo viên còn sử dụng chưa thành thạo để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
4.2.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
4.3. Tiêu chí 3:Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện kế hoạch của nhà trường.
4.3.1. Mô tả hiện trạng:
- Việc sử dụng thiết bị dạy học được nhà trường đặc biệt coi trọng
[H2.2.05.02], [H4.4.03.01]. Nhà trường được cung cấp đủ số lượng thiết bị dạy học tối thiểu mỗi khối có ít nhất 01 bộ, ngoài ra nhà trường còn phát động giáo viên cải tiến và làm mới đồ dùng dạy học có hiệu quả đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho các giờ lên lớp [H2.2.13.09], [H2.2.13.13]. Các thiết bị được sử dụng tối đa phát huy được hiệu quả sử dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học [H2.2.13.09], [H2.2.13.14], [H4.4.03.02]. Quản lý tốt việc lập sổ kiểm tra, việc sử dụng thiết bị của giáo viên từng tiết khi lên lớp. Mở và cập nhật thường xuyên các loại hồ sơ, sổ sách thiết bị. [H2.2.13.09], [H2.2.13.10], [H2.2.13.11]
- Hàng năm nhà trường cho giáo viên đăng ký sáng kiến
kiến trước Hội đồng khoa học của nhà trường. Các sáng kiến được đánh giá theo cấp độ A, B, C. Các sáng kiến có chất lượng được Hội đồng khoa học nhà trường đề nghị dự thi cấp trên [H4.4.03.03]. Trong 4 năm qua, nhà trường có 22 sáng kiến đạt giải A cấp huyện, có 4 sáng kiến đạt giải B, C cấp Tỉnh.
[H4.4.03.04], [H2.2.03.09].
- Cuối mỗi kỳ, năm học BGH rà soát đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và việc quản lý, theo dõi sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên phụ trách các phòng thiết bị. Công bố công khai các sáng kiến được áp dụng trong nhà trường để phát huy hiệu quả sáng kiến. [H1.1.01.02], [H2.2.03.08], [H2.2.03.12], [H2.2.05.08], [H2.2.05.09], [H2.2.05.10]
4.3.2. Điểm mạnh:
- Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã tích cực sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho các giờ dạy và đạt kết quả cao. Tiêu biểu như các môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Công nghệ....
- Đối với giáo viên dạy đúng phân môn đào tạo, có kỹ năng sử dụng thành thục.
- Ngoài việc sử dụng thiết bị do Bộ GD&ĐTcung cấp, nhà trường còn tổ chức các phong trào cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học
- Phong trào viết sáng kiến được mọi giáo viên hưởng ứng. Việc đánh giá sáng kiến chính xác và khoa học, có tác dụng thúc đẩy phong trào.
4.3.3. Điểm yếu:
- Hầu hết các phân môn đều được cung cấp đồ dùng nhưng thiết bị còn ít. Chất lượng một số thiết bị không đảm bảo.
- Số lượng thiết bị chưa đáp ứng với số lượng học sinh nên tần số sử dụng trên một thiết bị lớn. Nhiều thiết bị có chất lượng thấp, sử dụng mau hỏng. Hàng năm việc bổ sung các thiết bị chưa đảm bảo số lượng
- Bên cạnh đó còn có những hạn chế về đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị dạy học như:
+ Chưa được đào tạo cơ bản về quản lý đồ dùng thiết bị.
+ Trong quá trình sử dụng đa số giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự sử dụng.
+ Chưa có giáo viên chuyên trách thiết bị, chỉ có giáo viên kiêm nhiệm.
4.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Trong năm học 2012 – 1013 và những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ tăng cương bồi dưỡng đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị dạy học qua các chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học. Đề nghị cấp có thẩm quyền mở các lớp tập huấn cán bộ quản lý sử dụng thiết bị.
- Coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị cho giáo viên, có biện pháp hội thảo theo nhóm chuyên môn, liên trường để thực hiện sử dụng thiết bị.
- Xây dựng thêm các phòng học bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
- Cần xây dựng chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị với cả giáo viên chuyên trách và cả giáo viên kiêm nhiệm.
4.3.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
4.4. Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường hoặc theo quy định của phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.4.1. Mô tả hiện trạng
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngay từ đầu năm học và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến hành tích hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các tiết dạy của các phân môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, GVCN xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo án đối với bộ môn HĐGDNGLL.
[H2.2.07.01], [H3.3.03.04], [H4.4.04.01], [H4.4.04.02], [H4.4.04.03]. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã mang lại hiệu quả rất tốt cho các em học sinh, giúp các em học sinh có những giây phút nghỉ ngơi tích cực, giúp cho các em bổ sung những kiến thức đã học trong chương trình phổ thông và các kiến thức ngoài xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho các em chủ động xây dựng nên nội dung hoạt động, từ đó rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh giúp các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn thông qua các hoạt động phát hiện ra những năng khiếu đặc biệt của học sinh để quan tâm, bồi dưỡng và phát triển cho các em.
- Các buổi HĐGDNGLL được nhà trường chỉ đạo thực hiện đồng loạt theo phân phối chương trình. Nội dung hoạt động theo chủ điểm hàng tháng tạo ra khí thế vui tươi, sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh tham gia.
[H1.1.01.02], [H1.1.01.03], [H3.3.03.04], [H2.2.03.09], [H4.4.04.02], [H4.4.04.03], [H4.4.04.04], [H4.4.04.05],[H4.4.04.06], [H4.4.04.07].
- Cuối mỗi học kỳ lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá, nhận xét việc giảng dạy các HĐGDNGLL của giáo viên để có biện pháp nâng cao hiệu quả việc HĐGDNGLL. [H1.1.01.02], [H1.1.01.03]
4.4.2. Điểm mạnh:
- BGH, tổng phụ trách đội, GVCN và các đoàn thể có kế hoạch chỉ đạo HĐGDNGLL.
- Nội dung HĐGDNGLL của từng tháng đúng với chủ đề qui định trong năm học.
4.4.3. Điểm yếu:
Nội dung HĐGDNGLL đôi lúc còn đơn điệu, gây ra sự nhàm chán do sự phối kết hợp giữa tổng phụ trách đội, GVCN và ban cán sự lớp còn hạn chế.
4.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
HĐGDNGLL.
- Nhà trường tuyên truyền cho các thầy cô giáo và các em học sinh ý thức được mục tiêu, vai trò của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Các thầy cô giáo được phân công có trách nhiệm soạn bài và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo toàn trường với từng chủ đề của tháng. Mỗi chủ đề có một hình thức hoạt động như: thảo luận nhóm, đóng vai, diễn đàn, giao nhiệm vụ…
- Trong quá trình hoạt động các em học sinh dẫn chương trình và chủ động trong các hoạt động. Giáo viên là người chỉ đạo, quan sát, góp ý và tổng kết lại các ý kiến.
4.4.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
4.5. Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
4.5.1. Mô tả hiện trạng:
- GVCN của trường có đầy đủ kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm theo qui định [H2.2.01.26]. Kế hoạch đó được xây dựng theo tiêu chí của năm học, phù hợp với thực trạng học sinh của lớp, địa phương, có biện pháp, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu cho từng đối tượng công việc. Kế hoạch chủ nhiệm được triển khai cụ thể trong sổ chủ nhiệm, được nhà trường kiểm duyệt, đánh giá từng tháng hoạt động. [H4.4.05.01]
- Hàng tuần, tháng lãnh đạo nhà trường kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm của các giáo viên, nhận xét đánh giá hoạt động chủ nhiệm, kiểm tra sổ chủ nhiệm của các giáo viên. [H2.2.01.26].
Mỗi học kỳ nhà trường đều tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm về công tác hoạt động của GVCN [H2.2.03.08], [H2.2.03.12]. Khen thưởng kịp thời những GVCN có lớp đạt thành tích xuất sắc trong giáo dục toàn diện. Mỗi năm học các GVCN đều được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao.[H2.2.03.07], [H2.2.06.02], [H2.2.11.06].
- Hàng tháng, hàng kỳ GVCN có báo cáo với lãnh đạo nhà trường về công tác chủ nhiệm của lớp mình. GVCN tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp và thể hiện qua sổ chủ nhiệm [H2.2.01.26].
4.5. 2. Điểm mạnh:
- Đội ngũ GVCN của nhà trường say mê trong công tác, giáo viên có ý thức học tập kinh nghiệm từ những giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi
- Tổ GVCN luôn có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những đồng nghiệp mới trong công tác chủ nhiệm.
Qua các năm học, đạo đức học sinh được giữ vững, ít bị tác động của các tệ nạn xã hội. Tỉ lệ học sinh được xếp loại, đánh giá đạo đức tốt, khá chiếm hơn 95% tổng số học sinh toàn trường.
4.5.3. Điểm yếu:
Một số giáo viên công tác chủ nhiệm lớp còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lí tình huống với PHHS. Nguyên nhân chính là do đó là những giáo viên trẻ, vừa vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều.
4.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng cho GVCN qua các cuộc trao đổi, hội thảo, sinh hoạt của trường, ngành.