b. Vệ sinh kiểm tra phần côn trục và phần lắp rôto lái.
3.4.2. Nguyên công II: Vệ sinh và kiểm tra bánh lái.
a. Kiểm tra chiều dày tôn bánh lái.
- Mục đích: kiểm tra sự ăn mòn tôn bánh lái.
- Yêu cầu kỹ thuật: Xác định chính xác những chỗ bị mòn. - Dụng cụ: Máy siêu âm và các thiết bị chuyên dùng khác. - Tiến hành:
+ Vệ sinh sạch sẽ bánh lái.
+ Dùng máy siêu âm để đo chiều dày tôn bánh lái. + Nếu chiều dày không đảm bảo thì tiến hành thay. b. Kiểm tra prôfin bánh lái.
- Mục đích: Xem bánh lái có bị biến dạng không.
- Yêu cầu kỹ thuật: Xác định chính xác những chỗ bị biến dạng. - Dụng cụ: Bàn máp và thước đo.
- Tiến hành:
+ Đặt bánh lái lên bàn máp sau đó tiến hành đo chiều cao của bánh lái tại từng các vị trí cần thiết khi đó ta sẽ có được prôfin của bánh lái. Sau đó tiến hành so sánh với kích thước của prôfin bánh lái ban đầu sẽ so sánh được bánh lái có bị biến dạnh hay không.
c. Kiểm tra bánh lái bằng thuỷ lực.
- Mục đích: Xác định xem bánh lái có bị dò, thủng hay không. - Yêu cầu kỹ thuật: Xác định chính xác những chỗ bị thủng. - Dụng cụ: bơm thuỷ lực, đồng hồ đo áp suất, van xả.
- Tiến hành:
+ Tháo lỗ lù của bánh lái.
+ Đặt hàn gia công bộ giắc co có sâu để lắp ống cao su chịu áp lực thử Pt = 2,5 bar.
+ Dùng bơm thuỷ lực hoặc dùng khí nén của nhà máy bơm đến áp suất. Pt = 2,5 bar.
Hình 3.2. Sơ đồ kiểm tra bánh lái bằng thuỷ lực.
đường dầu vào đồng hồ đo
lỗ bù
Van tay Bánh lái
Kiểm tra phần côn tiếp xúc giữa bánh lái - trục lái, bánh lái - ắc lái:
- Mục đích: Xác định độ tiếp xúc giữa mayơ bánh lái với côn trục lái và côn ắc gót lái.
- Yêu cầu kỹ thuật: Côn trục phải có độ tiếp xúc tốt. 75% độ tiếp xúc bề mặt, từ 6 ÷ 8 điểm tiếp xúc trên 25 x 25 mm2
- Dụng cụ: bột mầu, dầu nhờn, zơđờcăn 0.05. - Tiến hành:
+ Khi bánh lái đã được dựng đứng và được hàn văng chặt chẽ, dùng cẩu dàn cẩu trục lái thẳng đứng bôi bột mầu và cẩu trục lên thả vào mayơ của bánh lái sau đó ta dùng kích thuỷ lực để lắp chặt lại, dùng zơđờcăn 0,05 thọc xung quanh zơđờcăn không được ngập quá 15 mm.
+ Tiến hành tháo trục lái ra và cẩu trục lái ra khỏi mayơ bánh lái kiểm tra độ tiếp xúc bằng mắt.
+ Tương tự đối với ắc gót lái người ta cũng tiến hành vệ sinh sạch phần côn và dùng palăng kéo ắc gót lái lên, bôi bột mầu vào phần côn sau đó tiến hành đưa ăc gót lái vào vị trí, dùng zơđờcăn chọc vào kiểm tra
và hạ ắc gót xuống kiểm tra bằng mắt độ tiếp xúc.