Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Một phần của tài liệu quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán vũng tàu khóa luận tốt nghiệp (Trang 27 - 70)

- Chọn mẫu chứng từ có liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị.

- Kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ

chi tiết hàng bị trả lại và nợ phải thu khách hàng có liên quan.

Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay hư hỏng Đối chiếu chứng từ chuyển hàng và hóa đơn liên quan

- Nhằm phát hiện các trường hợp hàng đã được gửi đi nhưng không được lập hóa đơn vì lý do nào đó.

- Lưu ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ: đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán hàng.

Bảng 1.3: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản4

Doanh thu bán hàng Nợ phải thu khách hàng

Thủ tục phân tích

- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và xem xét các trường hợp tăng, giảm bất thường.

- So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước và giải thích các biến động bất thường. - Tính tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu, so sánh với năm trước và phát hiện, giải thích các thay đổi quan trọng. Tính các tỷ số: - Nợ phải thu khách hàng / Doanh thu - Nợ phải thu khách hàng / Tổng tài sản ngắn hạn - Chi phí dự phòng nợ khó đòi / Doanh thu bán chịu Thử nghiệm chi tiết - Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu đã được ghi chép.

- Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu.

- Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu.

- Kiểm tra sự phân loại doanh thu - Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản Nợ phải thu và dự phòng phải thu khó đòi với số dư cuối kỳ năm trước. Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Thu thập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Gửi thư

xác nhận đến khách hàng.

- Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ

bán hàng ghi trên sổ xem có chứng từ hay không?

- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng.

- Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ phải thu.

4 Tập thể giảng viên khoa kế toán – kiểm toán trường Đại học Kinh tế TPHCM, Kiểm toán, NXB lao động xã hội (2007), trang 402 – 403.

KT LUN CHƯƠNG 1

Khi kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng Kiểm toán viên phải đảm bảo các mục tiêu sau: hiện hữu, đầy đủ, quyền sở hữu, ghi chép chính xác, đánh giá, trình bày và công bố.

Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu thông qua hai bước:

Bước một: Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: 1. Tìm hiểu hệ

thống kiểm soát nội bộ; 2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát; 3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát; 4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình là: từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu cho đến khi khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ. Thông thường, kiểm toán viên tìm hiểu qua bảng câu hỏi. Sau đó, kiểm toán viên cần thực hiện kỹ thuật walk-through để kiểm tra xem trên thực tế, kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như mô tả của đơn vị hay không?

Đối với đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát thường dựa trên cơ sở các hiểu biết về hệ

thống kiểm soát nội bộ. Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ

đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu từ đó có thể điều chỉnh lại chương trình kiểm toán, mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.

Bước hai: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản gồm: Thực hiện thủ tục phân tích, thử

CHƯƠNG 2

TNG QUAN V CÔNG TY KIM TOÁN VŨNG TÀU 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Công ty TNHH Kiểm toán Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hoạt động từ chi nhánh công ty Dịch vụ tư vấn tài chính-kế toán và kiểm toán – Bộ tài chính (AASC). AASC là một trong những tổ chức đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính. Mọi quy trình, tổ chức và hoạt động của công ty được kế thừa và phát huy trên cơ sở nền tảng là đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán viên chuyên nghiệp của AASC.

VAC hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 3500770612, đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 11 năm 2006; đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 07 tháng 06 năm 2010 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp.

VAC đã được hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – Bộ Tài chính xác nhận công ty kiểm toán có đủ điều kiện thực hiện kiểm toán Báo Cáo tài Chính các năm tài chính đến 2009 theo quy định hiện hành.

Tên giao dịch: Vung Tau Auditing Company Limited Tên viết tắt: VAC

Điện thoại: (084) 064.3.533.299 / 064.3.533.288 Fax: (084) 064.3.562.282 Email: kiemtoanvungtau@gmail.com; website: http://vac.vn

Trụ sở đặt tại: 22H3 Tôn Thất Tùng, phường 7, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

2.1.2 Sự phát triển của VAC

VAC thành lập 2006 đến nay đã phát triển lớn mạnh trưởng thành và từng bước chứng tỏ mình trong lĩnh vực dịch vụ tài chính – kế toán, công ty đã có đội ngũ các kiểm toán viên, chuyên viên thuế, kỹ sư phần mềm, ….lâu năm, lành nghề. Những nhân viên này đã có nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực: Sản xuất, thương mại và dịch vụ, … ngày càng nhận được tín nhiệm của khách hàng. Mỗi năm công ty có khoảng hơn 150 khách hàng gồm: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Doanh nghiệp Tư Nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. VAC đã từng bước khẳng định vị trí của một doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tin học cho khách hàng.

2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý công ty TNHH kiểm toán Vũng Tàu5

- Đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty.

- Ở các phòng ban, đứng đầu là các trưởng phòng.

- Các trưởng phòng dưới sự chỉ đạo của Giám đốc được toàn quyền điều hành các nhân viên dưới quyền do mình phụ trách.

- Khi có hợp đồng kiểm toán, trưởng phòng sẽ giao cho một nhóm nhân viên trong phòng phụ trách. Bên dưới các trưởng phòng là các nhóm trưởng - đây là người đứng đầu một nhóm thực hiện công việc kiểm toán tại công ty khách hàng.

2.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM 2.3.1 Chức năng nhiệm vụ: 2.3.1 Chức năng nhiệm vụ:

Bộ máy tổ chức của công ty được bố trí theo dạng hỗn hợp “ma trận - chức năng” bộ phận chức năng như sau: Giám đc Trưởng phòng Kim toán BCTC Kim toán viên Tr lý kim toán viên Trưởng phòng Kim toán BCQT D Án Kim toán viên Tr lý kim toán viên K thut viên B phn Kế toán – Hành chính Kế toán trưởng

Giám đốc có nhiệm vụ giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng đồng thời ký báo cáo kiểm toán.

Dưới Giám đốc là Trưởng các phòng ban và nhân viên. Công ty có các phòng: Phòng kiểm toán Báo cáo tài chính.

Phòng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Phòng kế toán tài vụ và hành chính tổng hợp.

Mỗi phòng gồm có Trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm quản lý chung. Ngoại trừ phòng kế toán tài vụ và hành chính tổng hợp, các phòng khác đều có chức năng chính là kiểm toán và tư vấn cho khách hàng. Các phòng được tổ chức thành các nhóm kiểm toán. Mỗi nhóm kiểm toán gồm có trưởng nhóm (bao gồm Kiểm toánn viên và trợ lý kiểm toán viên có uy tín nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao) cùng nhiều trợ lý và kiểm toán viên khác chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng nhóm.

2.3.2 Đặc điểm:

Công ty TNHH Kiểm toán Vũng Tàu hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực, chính xác, bảo vệ quyền lợi và bí mật của khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật quy định.

VAC hoàn toàn chịu trách nhiệm và có khả năng bồi thường cho khách hàng nếu như thiệt hại gây ra bởi VAC.

Nguyên tắc đạo đức nghề nhiệp, chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu của một kiểm toán viên, mà mọi nhân viên phải tuân thủ.

2.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY

v Kiểm toán

• Kiểm toán Báo cáo Tài chính thường niên;

• Kiểm toán hoạt động của các dự án;

• Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản;

• Kiểm toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp;

• Kiểm toán tuân thủ luật định;

• Tham gia niêm yết Kiểm toán các doanh nghiệp lên thị trường chứng khoán;

• Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần và giám định các tài liệu tài chính kế toán.

v Tư vấn:

• Tư vấn thuế;

• Tư vấn tổ chức quản lý; Tư vấn nguồn nhân lực;

• Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán tài chính; Lập các báo cáo tài chính định kỳ;

• Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán;

• Trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính.

v Dịch vụ khác:

• Cung cấp và hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán;

• Dịch vụ kế toán;

• Dịch vụ đánh giá tài sản;

• Dịch vụ quyết toán thuế;

• Dịch vụ tư vấn, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin;

• Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;

• Dịch vụ xoát xét báo cáo tài chính;

• Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư; Đăng kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới;

• Tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản;

• Tư vấn quyết toán vốn đầu tư;

• Tư vấn tiến hành cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hay giải thể

KT LUN CHƯƠNG 2

Công ty TNHH Kiểm toán Vũng Tàu thành lập năm 2006 trên cơ sở chuyển đổi hoạt động từ chi nhánh công ty Dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán và kiểm toán – Bộ tài chính. Qua quá trình phát triển đến nay công ty dần chứng tỏ mình trong lĩnh vực dịch vụ

tài chính – kế toán, công ty đã có đội ngũ các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên, chuyên viên thuế, kỹ sư phần mềm, …lâu năm, lành nghề. Những nhân viên này đã có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực: sản xuất, thương mại và dịch vụ …ngày càng nhận được tín nhiệm của khách hàng. VAC đã từng bước khẳng định vị trí của một doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tin học cho khách hàng.

Công ty TNHH Kiểm toán Vũng Tàu hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực, chính xác, bảo vệ quyền lợi và bí mật của khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật quy định.

Bộ máy tổ chức của công ty được bố trí theo dạng hỗn hợp “ma trận - chức năng”. Các hoạt động chính của công ty: kiểm toán, tư vấn và dịch vụ khác.

Tuy mới hoạt động từ năm 2006 đến nay nhưng VAC được khách hàng rất tin tưởng. Mỗi năm công ty có khoảng hơn 150 khách hàng gồm: công ty TNHH, công ty cổ

phần, doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với những thành tích đã đạt được, trong những năm vừa qua công ty TNHH kiểm toán Vũng Tàu đã ghi dấu ấn tốt đẹp trên thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán bằng chính sức trẻ của mình.

CHƯƠNG 3

THC T QUY TRÌNH KIM TOÁN DOANH THU VÀ KHON PHI THU TI CÔNG TY TNHH KIM TOÁN VŨNG TÀU. 3.1GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG

Bảng 3.1: Giới thiệu khái quát chương trình kiểm toán chung6

Nhóm công việc Bước thực hiện Công việc Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Trong bước này, kiểm toán viên tìm hiểu về mục đích, nhu cầu, kỳ

vọng của khách hàng về dịch vụ kiểm toán. Thiết lập mục tiêu kiểm toán Bước 2: Thành lập đội kiểm toán

Khi có sự thống nhất của hai bên, bước tiếp theo là lập đội kiểm toán để chuẩn bị tiến hành kiểm toán theo như kế hoạch. Dựa trên khả năng của từng thành viên, sẽ tiến hành phân công nhiệm vụ.

Bước 3: Tìm hiểu khách hàng

Kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin cần thiết như: các sản phẩm, dịch vụ của công ty; các nhân tố môi trường bên ngoài, nhân tố thị trường ảnh hưởng đến hoạt động đơn vị; mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh; nhân tố quyết định đến thành công của đơn vị; ban quản trị theo dõi tình hình tài chính như thế

nào; những rủi ro đòi hỏi được quan tâm đặc biệt trong quá trình kiểm toán. Bước 4: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và các sai sót, gian lận có thể xảy ra

Trong bước này, kiểm toán viên tìm hiểu về quy trình hoạt động của công ty, các chu trình kế toán và kiểm soát nội bộ của từng chu trình, từđó nhận diện được các sai sót, gian lận có thể xảy ra. Quá trình tìm hiểu này bao gồm cả việc tìm hiểu hệ thống các phần mềm tin học của khách hàng sử dụng cho mục đích lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Tìm hiểu khách hàng và thiết lập chiến lược kiểm toán Bước 5: Hình thành chương trình kiểm toán

Kiểm toán tiến hành phân tích tổng quát những thông tin tài chính và phi tài chính; thiết lập mức trọng yếu, sai sót có thể bỏ qua; xác

định tài khoản hay nhóm tài khoản quan trọng và những thuyết minh trọng yếu; xác định loại nghiệp vụ và nguồn thông tin ảnh

hưởng đến số dư những tài khoản trên; xác định được cách tiếp cận với quy trình tác động của những nghiệp vụ quan trọng lên các tài khoản, khoản mục quan trọng; cơ bản xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, phạm vi kiểm toán; chuẩn bị chiến lược kiểm toán, chương trình kiểm toán cơ bản và kế hoạch làm việc.

Bước 6: Tìm hiểu và đánh giá những loại nghiệp vụ chính và các thủ tục kiểm soát liên quan

Trong bước này kiểm toán viên tìm hiểu các loại nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, không thường xuyên; tìm hiểu những ảnh hưởng của các loại nghiệp vụđến báo cáo tài chính; thiết lập các thử nghiệm kiểm soát để phân biệt các loại nghiệp vụ; tìm hiểu về

hệ thống kế toán bằng máy tính.

Bước 7: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Phân loại và cập nhật những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó bao gồm cả những hiểu biết về những rủi ro kiểm soát từ thấp nhất đến cao nhất. Công việc này được thực hiện song song với thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Bước 8: Đánh giá rủi ro

Dự tính những ảnh hưởng của rủi ro kiểm soát đến Báo cáo tài chính và các cơ sở dẫn liệu.

Bước 9: Thủ tục phân tích

Dựa vào số liệu có được, kiểm toán viên lựa chọn thủ tục phân

Một phần của tài liệu quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán vũng tàu khóa luận tốt nghiệp (Trang 27 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)