HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 111)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để đo lƣờng và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, bao gồm: chi phí gia nhập thị trƣờng; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; chi phí không chính thức; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và hỗ trợ pháp lý.

Trong đó các chỉ tiêu về thời gian đăng ký kinh doanh, thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung, số lƣợng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động và % doanh nghiệp mất hơn 1 hoặc 3 tháng để khởi sự kinh doanh là một trong những chỉ tiêu thành phần cấu thành lên chỉ tiêu chi phí gia nhập thị trƣờng. Có thể nói, chỉ số chi phí gia nhập thị trƣờng là 1 chỉ số luôn đạt mức điểm cao nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong 9 chỉ số của PCI ở các tỉnh, qua đó đã thể hiện đƣợc những nỗ lực của chính phủ và chính quyền các tỉnh trong công tác quản lý, điều hành về đăng ký kinh doanh và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy, hiệu quả đăng ký kinh doanh thể hiện qua chỉ số PCI cho thấy tình hình cạnh tranh về thu hút đầu tƣ của tỉnh so với các địa phƣơng khác. Trong đó, các tiêu chí nhƣ số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thành lập hàng năm tại tỉnh, thủ tục và thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, công tác hậu kiểm đăng ký doanh nghiệp là những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đăng ký kinh doanh đƣợc tác giả xem xét đánh giá trong phạm vi đề tài nghiên cứu.

2.3.1. Về số lượng, loại hình, quy mô doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh trong giai đoạn 2009 – nửa đầu 2012

- Số lƣợng doanh nghiệp mới đƣợc cấp đăng ký kinh doanh - Tổng số vốn đăng ký

- Loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp đăng ký

- Số việc làm đƣợc giải quyết nhờ các doanh nghiệp mới đƣợc cấp đăng ký kinh doanh này

- Các doanh nghiệp mới thành lập đóng góp vào GDP tỉnh nhƣ thế nào

2.3.2. Về thủ tục đăng ký kinh doanh

- Quy trình đăng ký kinh doanh: đơn giản hay phức tạp, nhanh chóng hay rƣờm rà - Hiệu quả của cơ chế một cửa liên thông đối với ngƣời đăng ký thành lập doanh nghiệp: đo lƣờng thông qua các chỉ tiêu định tính nhƣ thái độ tiếp dân, thời gian thực hiện và hoàn thành thủ tục…

2.3.3. Thời gian thực tế doanh nghiệp đi vào hoạt động sau đăng ký kinh doanh

- Công tác kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh đƣợc thực hiện nhƣ thế nào: phân công nhân lực, thời gian, cách thức kiểm tra hoạt động doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp mất thời gian bao lâu để chính thức đi vào hoạt động từ sau khi nhận đƣợc giấy đăng ký doanh nghiệp

2.3.4. Quản lý công khai sự ra đời của doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sự cần thiết và nhận thức của chủ doanh nghiệp đối với việc công khai sự ra đời doanh nghiệp

2.3.5. Thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, ưu đãi đầu tư và hiệu quả của cổng thông tin đăng ký kinh doanh trực tuyến

- Mức độ phổ biến và khả năng tiếp cận thông tin hƣớng dẫn đăng ký kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp

- Công tác triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng và thực tiễn thực hiện: số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng, ý kiến của chủ doanh nghiệp đối với hình thức đăng ký kinh doanh này…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Tổng quan về Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

a. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật

Hệ thống giao thông vận tải. Hiện nay, toàn tỉnh đã có hơn 11.583 km

đƣờng bộ, gần 300km đƣờng sông và gần 100km đƣờng sắt. Hệ thống giao thông đƣờng bộ không ngừng đƣợc cải thiện, năm 2000 hệ thống đƣờng bộ thuộc tỉnh quản lý mới nhựa hoá đƣợc 41.6% thì đến nay tỉ lệ nhựa hoá đã nâng lên 100% với quy mô ngày càng đƣợc mở rộng, 100% số xã có đƣờng ô tô vào đến trung tâm xã.

Hệ thống đường bộ. Phú Thọ đã không ngừng đầu tƣ cho giao thông vận tải không chỉ nhằm phục vụ cho sự phát triển của tỉnh mà còn cho cả đất nƣớc. Tỉnh luôn chú trọng huy động tốt các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển giao thông.

Hệ thống đường sắt. Tuyến đƣờng sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua Phú Thọ về Hà Nội nói với tuyến Hà Nội - Hải Phòng – Thành Phố Hồ Chí Minh chính là huyết mạch vận tải hàng hóa của tỉnh trong những năm qua. Cùng với đƣờng sắt cả nƣớc, đƣờng sắt Phú Thọ không ngừng đƣợc cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Đến nay hầu hết các khu công nghiệp ở thành phố Việt Trì đều có tuyến đƣờng sắt chạy qua.

Hệ thống đường thủy: Tuy Phú Thọ là khu vực hợp lƣu của 3 con sông lớn nhất Miền Bắc tuy nhiên do địa hình khá phức tạp và phân biệt rõ rệt giữa các vùng gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng thủy. Tuy nhiên, Phú Thọ cũng đã phấn đấu xây dựng đƣợc cảng sông Việt Trì là 1 trong 3 cảng sông lớn nhất Miền Bắc có công suất 1 triệu tấn/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thuận lợi: Với hệ thống giao thông vận tải thuộc loại tốt nhất trong số các tỉnh miền núi và trung du phía bắc Phú Thọ đã và đang có những điều kiện để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Là một trong số ít tỉnh có đủ cả 3 loại hình giao thông vận tải chủ yếu hiện nay là đuờng bộ, đuờng sắt, đuờng thủy, Phú Thọ sẽ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi sự đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, do nằm trên trục chu chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền núi trung du về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng nên Phú Thọ sẽ dễ dàng phát triển ngành dịch vụ vận tải cả đuờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng thủy.

Khó khăn: Do điều kiện địa hình phân hóa rõ rệt nên việc xây dựng và cải tạo mạng luới giao thông ở khu vực các huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, đảm bảo sự phát triển đồng đều tất cả các khu vƣc trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống điện nƣớc: Cùng với sự gia tăng của các khu công nghiệp, cụm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhu cầu về điện, nƣớc ngày càng tăng. Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ đang rất ổn định và hệ thống điện lƣới quốc gia đã đƣợc đƣa tới 100% xã trong tỉnh bảo đảm cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.Ngoài ra Phú Thọ đã kịp thời đề ra các phƣơng án xây dựng nhà máy nƣớc phục vụ cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Phú Thọ đã huy động 260 tỷ đồng bằng nhiều nguồn đầu tƣ cho việc xây dựng các công trình cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

Thuận lợi: Mạng lƣới điện nƣớc chính là những điều kiện tiên quyết để xây

dựng, phát triển kinh tế cũng nhƣ văn hóa xã hội. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quá trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn ở các khu vực miền núi vùng sâu vùng xa cũng nhƣ tại các khu công nghiệp nhờ mạng lƣới điện hoàn thiện đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân. Hệ thống nƣớc đang dần hoàn thiện ngày một phục vụ tốt hơn cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.

Khó khăn: Cũng chịu những khó khăn chung nhƣ các địa phƣơng khác trên cả nƣớc mấy năm nay do nguồn cung cấp điện không ổn định đã làm gián đoạn hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh trong những tháng mùa khô gây thiệt hại lớn về mọi mặt đời sống cũng nhƣ kinh tế xã hội.

 Hạ tầng các khu công nghiệp: Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Hiện nay, Phú Thọ đã có 04 khu công nghiệp và 19 cụm công nghiệp. Không chỉ chú trọng xây dựng các khu công nghiệp tỉnh còn quan tâm quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, bệnh viện đa khoa, trung tâm thƣơng mại, cửa hàng, siêu thị quanh các khu công nghiệp để đảm bảo đời sống cho công nhân trong các khu công nghiệp.

Thuận lợi: Với số lƣợng khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhƣ hiện nay

Phú Thọ là một trong số ít tỉnh ở khu vực phía bắc có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp có diện tích rộng, phân bố đều trên khắp các huyện. Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ phát triển, đảm bảo phát triển kinh tế rộng khắp đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh.

Khó khăn: Tuy số lƣợng khu công nghiệp, cụm công nghiệp khá nhiều nhƣ chất lƣợng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn hạn chế đó là lý do vì sao hệ số sử dụng đất trong các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là thấp. Điều này sẽ gây cản trở lớn cho hoạt động thu hút đầu tƣ trong thời gian tới khi các tỉnh lân cận cũng đẩu mạnh đầu tƣ cho các khu công nghiệp. Ngoài ra hệ số sử dụng đất tại các khu công nghiệp thấp còn là 1 sự lãng phí nguồn lực to lớn cần có giải pháp khắc phục sớm.

b. Dân số và trình độ lao động

Cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực nơi đây cũng là yếu tố đáng kể tạo điều kiện đảm bảo sự thành công trong công cuộc phát triển kinh tế tỉnh. Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 ngƣời với mật độ dân số 373 ngƣời/km². Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. Theo đánh giá Phú Thọ có tiềm năng về nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực lƣợng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời đã qua đào tạo nghề đạt trình độ cao, giáo dục - đào tạo phát triển, chất lƣợng từng bƣớc đƣợc nâng cao. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn ngƣời, xuất khẩu lao động 14,63 nghìn ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% (đào tạo nghề 26%).

Về trình độ học vấn của dân cƣ Phú Thọ hiện nay thuộc vào loại khá của cả nƣớc và thuộc tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía bắc. Đến năm 2010, tỉ lệ ngƣời dân biết chữ của Phú thọ đạt xấp xỉ 100%. Hiện tỉnh có 2 trƣờng đại học, 5 trƣờng cao đẳng và 4 trƣờng trung học chuyên nghiệp, 30 trung tâm và cơ sở dạy nghề, hơn 600 trƣờng trung học phổ thông các cấp. Hàng năm các trƣờng đại học, cao đằng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề đã cung cấp cho tỉnh hàng ngàn lao động có trình độ cao đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của tỉnh trong những năm tới.

Trong những năm qua mặc dù xuất khẩu lao động không còn là một trọng những thế mạnh của tỉnh so với các tỉnh bạn những vẫn chiếm 1 lƣợng lớn lao động khoảng hơn 3 nghìn ngƣời. Hàng năm số lao động này đem lại một nguồn cung cấp ngoại tệ lớn cho cho tỉnh góp phần trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, thông qua những số liệu thông tin kinh tế, xã hội trong niên giám thống kê 2011 giới thiệu về tỉnh Phú Thọ, có thể thấy, càng ngày Phú Thọ càng cải thiện đƣợc cơ sở hạ tầng, đầu tƣ hơn cho nguồn nhân công tại chỗ để phấn đấu trở thành một trong những địa phƣơng thu hút đầu tƣ lớn nhất.

3.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới hoạt động đăng ký kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và sự phát triển của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ có rất nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế chẳng hạn nhƣ có vị trí trung tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế: Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), thuộc quy hoạch vùng phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Cách thủ đô Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu không xa. Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Môi trƣờng chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã hội. Chính quyền nhà nƣớc, nhân dân địa phƣơng thân thiện, ủng hộ nhà đầu tƣ, coi công việc của nhà đầu tƣ nhƣ của chính mình, vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tƣ và triển khai thực hiện dự án thực hiện theo cơ chế một đầu mối, miễn phí, giảm phiền hà, thời gian cho nhà đầu tƣ. Phú Thọ đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn, đƣa công nghệ thông tin vào quảng bá, tuyên truyền, thẩm định cấp phép qua mạng và xúc tiến đầu tƣ thông qua cổng giao tiếp điện tử của tỉnh; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính bằng một nửa so với các quy định của nhà nƣớc.

Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh. Lƣơng bình quân 70-90 USD/ngƣời/tháng. Hầu hết lao động có trình độ học vấn, đƣợc đào tạo có tay nghề, đức tính cần cù, siêng năng.

Đất đai làm mặt bằng sản xuất đáp ứng nhu cầu, phù hợp với dự án, giá thuê đất ƣu đãi. Thời gian thuê đất 50 năm (có dự án đến 70 năm). Nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ theo các quy định của nhà nƣớc và ƣu đãi bổ sung của tỉnh Phú Thọ. Các dịch vụ nhƣ: Thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, cấp điện, cấp nƣớc, sàn giao dịch chứng khoán …. cơ bản đảm bảo yêu cầu của các nhà đầu tƣ.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm năng, là của ngõ của vùng thị trƣờng Tây Bắc và Trung Bắc với 20% dân số của cả nƣớc và kết nối với thị trƣờng rộng lớn của Trung Quốc. Giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều danh lam thắng cảnh ; có nền văn hoá phong phú lâu đời.

Phú Thọ là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh tƣơng đối tốt. Theo báo cáo hồ sơ PCI 63 tỉnh thành phố năm 2011 của tổng cục thống kê, Phú Thọ đứng thứ 5 trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, hứa hẹn trở thành khu vực tiềm năng cho phát triển đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ 3.1: Xếp hạng PCI năm 2011 khu vực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 111)