5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.1. Loại hình nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, sự vật không ngừng vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và có tính lịch sử. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đƣa ra luận cứ về chế độ đăng ký kinh doanh trong pháp luật Việt Nam, cụ thể ở Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ.
Phƣơng pháp duy vật biện chứng đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng trong sự vận động và trong mối quan hệ tác động qua lại với các hiện tƣợng và sự vật khác. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quá trình phát triển không ngừng của các hiện tƣợng và sự vật là sự tích lũy những biến đổi về lƣợng dẫn đến những thay đổi về chất.
Trong khi đó, phƣơng pháp duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tƣợng ở thực tại nhƣng có mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, lịch sử của sự vật, hiện tƣợng đó. Nhờ vậy mà có thể dự báo đƣợc xu hƣớng vận động và phát triển của sự vật, hiện tƣợng trong tƣơng lai.
Do đó, vận dụng linh hoạt hai phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn, tác giả muốn trình bày rõ quan điểm cũng nhƣ những nghiên cứu của mình về thực trạng hoạt động đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch – Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ, đánh giá mối quan hệ chặt chẽ giữa sự thay đổi của chế độ pháp luật trong đăng ký kinh doanh và từ đó dự đoán, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống cơ sở pháp lý về đăng ký kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả muốn nói đến một loại phƣơng pháp và quy trình giúp cho việc hình dung và hiểu rõ các nhân tố tác động đến đối tƣợng nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả biểu thị các nhân tố này bằng cách trả lời các câu hỏi ai, cái gì, tại sao và nhƣ thế nào? Loại hình nghiên cứu này có thể miêu tả đƣợc các vấn đề liên quan đến thông qua việc phân tích đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Từ đó, nhà nghiên cứu có thể nắm rõ đƣợc bản chất của vấn đề và đƣa ra những biện pháp để có thể giải quyết hiệu quả nhất những vấn đề còn tồn tại.
Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả trong luận văn này miêu tả về thái độ, ý kiến, dự định, hành vi của các chủ thể tham gia vào quá trình đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, từ đó thấy đƣợc các mối liên hệ bản chất, các nhân tố tác động tới hiệu quả công tác đăng ký kinh doanh theo chế độ pháp luật hiện hành. Trong nghiên cứu mô tả có sử dụng hai phƣơng pháp cơ bản là phân tích dữ liệu thứ cấp và tiến hành điều tra có quy mô – điều tra chọn mẫu. Trong khi tiến hành các cuộc điều tra với mục đích mô tả có hai loại kỹ thuật nghiên cứu đƣợc sử dụng là: nghiên cứu cắt chéo (cross-sectional) và nghiên cứu chiều dọc (longitudinal). Đặc trƣng của nghiên cứu cắt chéo là đo lƣờng một lần đối với một mẫu kiểm tra đƣợc quan tâm và dùng đại diện cho một tổng thể lớn. Đặc trƣng của nghiên cứu chiều dọc là lặp lại trên cùng một mẫu bao gồm một bảng hỏi cũ (bảng câu hỏi không đổi) và một bảng hỏi khác (bảng câu hỏi đƣợc thay đổi). Xét theo đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu và cân đối nguồn lực thực hiện, tác giả lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu cắt chéo.
Loại hình nghiên cứu mô tả phù hợp với đề tài đƣợc lựa chọn ở chỗ: Thu thập đƣợc nhiều dữ liệu phục vụ cho việc phân tích nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và phù hợp về nguồn lực và ngân sách của cuộc nghiên cứu có hạn.
2.2.2. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình thiết kế việc thu thập và xử lý thông tin, nhà nghiên cứu cần xác định đƣợc nguồn thông tin và phƣơng pháp thu thập chúng, thiết kế bảng câu hỏi và mẫu điều tra, lập kế hoạch thu thập dữ liệu và thiết kế việc phân tích xử lý dữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
liệu. Thực chất của việc định rõ dạng và nguồn dữ liệu là sự chuyển hóa các yêu cầu hay mục tiêu nghiên cứu thành yêu cầu cụ thể về những loại dữ liệu cần đến. Dữ liệu có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau và theo từng dạng cụ thể khác nhau. Trong đó, sự phân chia dữ liệu thành hai loại thứ cấp và sơ cấp mang tính phổ biến và có ý nghĩa quan trọng.
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mới đƣợc thu thập lần đầu tiên để phục vụ cho cuộc nghiên cứu đang đƣợc tiến hành. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đƣợc thu thập cho một mục đích khác nào đó, đã có sẵn ở đâu đó và có thể đƣợc sử dụng cho cuộc nghiên cứu đang bàn đến.
2.2.2.1.Nguồn dữ liệu
a. Dữ liệu thứ cấp
Do đặc điểm đề tài thu thập thông tin về hiệu quả đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ nên dữ liệu thứ cấp thu thập bao gồm cả nguồn bên trong và bên ngoài. Cụ thể:
- Các nguồn nội bộ: Báo cáo thƣờng niên của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ về công tác đăng ký kinh doanh trong tỉnh; số liệu thống kê doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, loại hình, số vốn đăng ký, số lƣợng lao động sử dụng…
- Ấn phẩm của Nhà nƣớc: Các ấn phẩm của Tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu và phát triển…
- Nguồn thông tin thƣơng mại: sách báo, tạp chí nhƣ thời báo kinh tế việt nam, đầu tƣ, tạp chí kinh tế và phát triển …
- Nguồn thông tin khác: Báo cáo nghiên cứu của các cá nhân, các viện nghiên cứu đƣợc đăng tải công khai trên mạng Internet…
Số liệu thứ cấp là điểm xuất phát để nghiên cứu và có ƣu điểm là đỡ tốn kém và có sẵn. Mặc khác, dữ liệu thứ cấp sẵn có nhiều khi lại không thỏa mãn đƣợc mục đích nghiên cứu, không chính xác, không hoàn chỉnh hay không đáng tin cậy. Vì vậy, cân nhắc để đƣa ra quyết định sử dụng dữ liệu sơ cấp hay không ảnh hƣởng quan trọng đến kết quả nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những dữ liệu sơ cấp có thể đƣợc thu thập theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu điều tra – là phƣơng pháp nằm giữa một bên là nghiên cứu quan sát và một bên là nghiên cứu thực nghiệm. Phƣơng pháp điều tra này phù hợp với nghiên cứu mô tả mà tác giả đã nêu ra. Các phƣơng pháp có thể sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp nhƣ quan sát, thực nghiệm và điều tra phỏng vấn. Trong khi sử dụng phƣơng pháp điều tra phỏng vấn, nhà nghiên cứu lại có thể lựa chọn các hình thức khác nhau nhƣ: phỏng vấn qua điện thoại, qua thƣ tín, phỏng vấn trực tiếp bao gồm phỏng vấn trực tiếp cá nhân và phỏng vấn trực tiếp nhóm.
Đối với loại hình nghiên cứu mô tả, phƣơng pháp điều tra phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi đƣợc đánh giá là phƣơng pháp linh hoạt và có hiệu quả nhất. Vì vậy, để phù hợp với thực tế cuộc nghiên cứu, đề tài này sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua bảng câu hỏi gửi tới đối tƣợng là các doanh nghiệp mới thành lập từ 2009 đến nay tại địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng hỏi
Một cách tổng quát nhất có thể thấy rằng phỏng vấn là phƣơng pháp nghiên cứu mà theo đó nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi cho các đối tƣợng điều tra và thông qua sự trả lời của họ để nhận đƣợc những thông tin mong muốn.
Đối với cuộc nghiên cứu này, do đặc thù của nội dung nghiên cứu nên tác giả lựa chọn phƣơng pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp cá nhân sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Trong đó, bảng câu hỏi là công cụ nghiên cứu đƣợc thiết kế kỹ lƣỡng và cẩn thận, chứa đựng tất cả những thông tin tác giả mong muốn thu thập để hoàn thành nghiên cứu của mình. Bảng câu hỏi là công cụ rất phổ biến trong thu thập những số liệu ban đầu. Đó là một bản liệt kê những câu hỏi để ngƣời nhận phiếu trả lời chúng. Bảng câu hỏi rất linh hoạt vì có thể sử dụng mọi cách để nêu ra câu hỏi.
b. Ưu và nhược điểm của điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thu đƣợc lƣợng thông tin tối đa bằng việc linh hoạt trong việc sử dụng bảng câu hỏi có sản của phỏng vấn viên
- Thông tin thu đƣợc có độ tin cậy cao, phong phú và đa dạng - Dễ dàng thống kê và phân tích sử dụng phần mềm thống kê SPSS
Nhược điểm
- Đòi hỏi ngƣời thiết kế bảng hỏi có kiến thức về lĩnh vực liên quan cũng nhƣ kỹ năng thiết kế bảng hỏi
- Phỏng vấn viên phải đƣợc huấn luyện và có khả năng ứng phó với tình huống linh hoạt
- Chi phí và công sức bỏ ra tƣơng đối tốn kém
2.2.3. Thiết kế mẫu
2.2.3.1. Phương pháp lấy mẫu
Công việc chọn mẫu có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả của cuộc nghiên cứu. Thực chất của việc chọn mẫu là phát hiện những đặc điểm của một số lớn các chi tiết của một tổng thể để đƣa ra một bộ phận đại diện của tổng thể. Trên cơ sở đó, những nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành để đƣa các kết luận về tổng thể. Vì thế mẫu đƣợc chọn cần phải có tính đại diện cao. Để phù hợp với cuộc nghiên cứu, phƣơng pháp lấy mẫu đƣợc chọn là phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng có tỷ lệ. Theo phƣơng pháp này, tổng thể đƣợc chia thành các nhóm nhỏ và chọn ngẫu nhiên các phần tử từ các nhóm đó. Số lƣợng phần tử có thể tuân theo hoặc không tuân theo tỷ lệ tƣơng ứng với cơ cấu các phần tử trong tổng thể đƣợc xác định theo một tiêu chuẩn nhất định.
Theo vị trí địa lý: Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh. Xét theo tính đặc trƣng của đối tƣợng của cuộc nghiên cứu là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mẫu theo phân tầng địa lý đƣợc lựa chọn là 2 đơn vị hành chính thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo quy mô và loại hình doanh nghiệp: Từ số liệu thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ về số lƣợng doanh nghiệp mới thành lập từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 (bảng 2.1), lựa chọn mẫu phân tầng có tỷ lệ tại 2 đơn vị TP. Việt Trì, TX. Phú Thọ theo loại hình và quy mô doanh nghiệp nhƣ bảng 2.2 và bảng 2.3.
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Việt Trì và TX. Phú Thọ từ 2009 – 2012(Q1,2) phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị Việt Trì Tổng Thị xã Phú Thọ Tổng Năm 2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012 DNTN 10 7 2 0 19 0 1 1 0 2 TNHH 157 150 122 69 498 14 22 9 1 46 Cổ phần 98 98 89 20 305 7 4 5 0 16 Tổng 265 255 213 89 822 21 27 15 1 64
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên CSDL của Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.2: Lấy mẫu phân tầng tại TP. Việt Trì và TX. Phú Thọ tỷ lệ với loại hình doanh nghiệp từ 2009 – 2012(Q1,2)
Đơn vị Việt Trì Thị xã Phú Thọ
Số lượng Số lấy mẫu Số lượng Số lấy mẫu
DNTN 19 2 2 0
TNHH 498 74 46 9
Cổ phần 305 45 16 3
Tổng 822 121 64 12
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên CSDL của Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.3: Lấy mẫu phân tầng tại Việt Trì và TX. Phú Thọ tỷ lệ với quy mô DN
Quy mô Việt Trì Tổn
g
Thị xã Phú Thọ Tổn g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn N H Phầ n N H Phầ n Nhỏ (< 1 tỷ) 1 5 2 8 0 1 0 1 Vừa (< 5 tỷ) 1 62 38 101 0 5 3 8 Lớn (> 5 tỷ) 0 7 5 12 0 3 0 3 Tổng 2 74 45 121 0 9 3 12
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên CSDL của Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Phú Thọ
2.2.3.2.Kích thước mẫu
Cuộc nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất nên không thể áp dụng các công thức thống kê để ƣớc lƣợng sai số chọn mẫu. Vì vậy, việc xác định kích thƣớc mẫu dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau:
- Phạm vi của cuộc nghiên cứu là trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. Hai khu vực này nắm vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. - Quy mô của cuộc nghiên cứu bị hạn chế bởi nguồn chi phí và nhân lực nên việc chọn kích thƣớc mẫu cần phải cân nhắc thật kỹ lƣỡng.
Kích thƣớc mẫu 133 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là quy mô mẫu phù hợp với cuộc nghiên cứu để có sự miêu tả tƣơng đối chính xác về tổng thể.
2.2.3.3.Mô tả bảng hỏi và thang đo
a. Mô tả bảng hỏi
Bảng hỏi đƣợc sử dụng trong cuộc nghiên cứu này là bảng hỏi mà ngƣời đƣợc hỏi sẽ tự thực hiện việc trả lời bằng cách điền câu trả lời vào bảng câu hỏi có sẵn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lúc này phần lớn những yêu cầu, những câu hỏi đều đƣợc thiết lập theo kiểu nhƣ nói thẳng với ngƣời trả lời.
Trong bảng hỏi sử dụng thống nhất một loại câu hỏi, đó là câu hỏi bậc thang. Đây là dạng câu hỏi đóng mang tính chất phổ biến. Với dạng câu hỏi này, ngƣời trả lời đƣợc cung cấp một loạt các lựa chọn diễn tả ý kiến của họ.
Ƣu điểm
- Đo lƣờng đƣợc mức độ suy nghĩ của ngƣời đƣợc hỏi, tức là những thông tin định tính về vấn đề nghiên cứu
- Kết quả của nó có thể dùng cho nhiều phƣơng pháp phân tích thống kê - Dễ dàng và hiệu quả khi hỏi, trả lời và tính toán
Hạn chế
- Ngƣời trả lời có thể không biết rõ về khoảng rộng của các bậc thang
- Khoảng rộng của bậc thang có thể không phản ánh chính xác ý của ngƣời trả lời - Ngƣời trả lời có thể có nhiều quan điểm khác nhau về các từ ngữ đƣợc dùng để chia bậc thang…
b. Mô tả thang đo
Thang đo biểu danh
Đây là loại thang đo lƣờng mà những con số ở trong thang đo đƣợc ấn định cho những đối tƣợng nhằm mục đích định nghĩa, chỉ tên chúng. Những con số đó chỉ có đặc tính mô tả đối tƣợng trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Ở đây, ta sử dụng thang biểu danh để thống kê số lƣợng doanh nghiệp, loại hình, quy mô doanh nghiệp đăng