5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.2. Đánh giá hoạt động đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.2.1. Những kết quả đạt được giai đoạn 2009 – nửa đầu 2012
Từ khi Luật doanh nghiệp đƣợc ban hành (năm 2005), kèm theo một số nghị định, thông tƣ quy định, hƣớng dẫn cụ thể và chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ của tỉnh đã tạo cơ chế thông thoáng, tác động tích cực đến các nhà đầu tƣ, chủ doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Số lƣợng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung ngày càng phát triển.
Bảng 3.2: Thống kê số lượng, loại hình và số vốn đăng ký của các doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ 2008 – Quý I, II/2012
Loại hình Số lƣợng Vốn đăng ký (Triệu đồng) Tổng 2008 2009 2010 2011 Quý I, II/2012 Chi Nhánh 356 VPĐD 72 DN tƣ nhân 365 49710 48489 40418 12410 0 151027 Công ty 2016 658060 657322 734895 780249 184628 301515
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TNHH 4 Công ty CP 1221 177026 8 133369 9 942303 115119 5 121959 531942 4 Tổng 4030 247803 8 203951 0 171761 6 194385 4 306587 848560 5
Nguồn: Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Tính đến 31/05/2012, toàn tỉnh có 3.602 DN (đƣợc Sở Kế hoạch - Đầu tƣ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đang quản lý) hoạt động với nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau nhƣ: Xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, nông - lâm nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ… với tổng vốn đăng ký là tỷ đồng (bao gồm1221 Công ty cổ phần, với tổng vốn điều lệ đăng ký 5.319.424 triệu đồng; 2016 Công ty trách nhiệm hữu hạn với tổng vốn điều lệ đăng ký 3.015.154 triệu đồng; 365 doanh nghiệp tƣ nhân, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 151.027 triệu đồng. Hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh có quy mô hoạt động nhỏ và vừa bình quân đạt 4,6 tỷ đồng/DN. Hiện nay, có 3.279 DN đang hoạt động bình thƣờng, 323 DN ngƣng hoạt động (tạm ngừng, không phát sinh doanh thu, bỏ trốn hoặc đang đăng ký thủ tục giải thể…). Tổng doanh thu từ hoạt động của các DN trong năm 2011 đạt gần 36.300 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trƣớc thuế gần 1.200 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh đạt 3,5%; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,2%. Trong đó DN ngoài nhà nƣớc chiếm 90,7% về tổng doanh thu, chiếm 89,3% về tổng lợi nhuận trƣớc thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh đạt 3,5%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,2%. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong những năm qua đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm đáng kể cho lực lƣợng lao động tại chỗ (đã giải quyết thêm việc làm cho hơn 31.000 lao động), trung bình hàng năm đóng góp cho nguồn thu ngân sách tỉnh khoảng 34,6% tổng thu ngân sách trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong những năm qua, quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đƣợc các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định hiện hành; danh mục các thủ tục hành chính của tỉnh đối với từng loại hồ sơ đƣợc UBND tỉnh công bố và niêm yết công khai tại Sở Kế hoạch - Đầu tƣ. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cấp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải quyết đăng ký giải thể doanh nghiệp đƣợc triển khai thực hiện qua mạng hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; bình quân hàng năm đã giải quyết cho 1.300 DN đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, gần 100 DN đăng ký giải thể và khoảng 500 DN đăng ký thành lập mới.
Việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong ĐKKD để khai sinh cho doanh nghiệp bƣớc đầu đem lại hiệu quả tuy nhiên cũng vẫn còn gây trở ngại cho doanh nghiệp và chƣa phát huy hết hiệu quả của cơ chế này. Các doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian trong các thủ tục trƣớc khi đƣợc cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Sự lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan ĐKKD và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác ĐKKD còn nhiều hạn chế; chƣa áp dụng đƣợc các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho các chủ đầu tƣ. Vì vậy, cần cập nhật thƣờng xuyên các thông tin, các biểu mẫu, các chính sách ƣu đãi, trình tự thành lập doanh nghiệp, các dự án đầu tƣ… trên trang web hiệp hội doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành để thuận tiện cho các nhà đầu tƣ có điều kiện tiếp cận thông tin nhanh nhất và thuận tiện nhất.
Công tác hậu kiểm doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh đƣợc các cấp, các ngành bƣớc đầu chú trọng triển khai (đã tiến hành kiểm tra đƣợc 2.982 DN, đạt 83,4% số DN đã đăng ký). Thông qua công tác hậu kiểm nhằm tuyên truyền cho các DN hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, phát hiện, nhắc nhở và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các DN; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc cho DN, thu hồi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đối với các DN không hoạt động hoặc hoạt động kinh doanh trái pháp luật, nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh. Qua hậu kiểm đã phát hiện 1.107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DN vi phạm; trong đó: 382 DN vi phạm thuộc diện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 275 DN vi phạm về bố cáo thành lập hoặc thay đổi nội đăng ký kinh doanh, 20 DN vi phạm về treo bảng hiệu, 217 DN vi phạm liên quan đến thủ tục góp vốn, 144 DN vi phạm các quy định về chế độ kế toán, 69 DN vi phạm về đại hội cổ đông thƣờng niên hoặc họp hội đồng thành viên thƣờng niên. Các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 63 DN với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.
3.2.2.2.Hạn chế và tồn tại trong hoạt động đăng ký kinh doanh tại tỉnh Phú Thọ
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với DN còn nhiều tồn tại.
Thứ nhất, việc trao đổi, cung cấp thông tin DN giữa các cơ quan chức năng
với địa phƣơng chƣa đƣợc chặt chẽ dẫn đến công tác phổ biến, hƣớng dẫn, hỗ trợ cho DN về pháp luật không kịp thời. Công tác hậu kiểm DN của các địa phƣơng còn lúng túng, chƣa chặt, chất lƣợng chƣa cao.
Theo số liệu thống kê của các sở, ngành chức năng tỉnh Phú Thọ, tính đến ngày 31-12-2011, Phú Thọ còn tồn tại 4030 doanh nghiệp ĐKKD trong đó có 365 doanh nghiệp tƣ nhân, 2016 công ty TNHH, 1221 công ty cổ phẩn và hơn 400 chi nhánh, văn phòng đại diện. Song, cuối tháng 8-2012, Cục Thống kê Phú Thọ công bố kết quả sơ bộ điều tra cơ sở kinh tế trên địa bàn thì chỉ tìm thấy 3.518 DN, HTX, số còn lại không tìm thấy, giải thể và chuyển địa phƣơng khác...
Rõ ràng số lƣợng DN hoạt động kém hiệu quả, giải thể đang gia tăng trên địa bàn tỉnh. Theo Cục thuế tỉnh Phú Thọ, chỉ riêng quý I/2012, thành phố đã có 500 DN không phát sinh số thuế phải nộp và số lƣợng DN nợ thuế kéo dài nhiều năm đang tăng. Và con số 13,5% DN, HTX không tìm thấy, hoặc giải thể năm 2011, giải thể các tháng đầu năm 2012, chuyển đi nơi khác, đăng ký nhƣng không hoạt động mà Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ vừa công bố cho thấy việc kiểm tra, minh bạch hóa thông tin của các DN còn nhiều bất cập. Mặc dù từ năm 2000, cơ chế tiền đăng- hậu kiểm DN sau khi đăng ký kinh doanh đã khởi động (khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 1999), nhƣng các công cụ đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế này chƣa đƣợc hoàn thiện. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý, hậu kiểm DN sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đăng ký kinh doanh của nhiều địa phƣơng thời gian qua. Có nhiều DN đăng ký hoạt động đa ngành nghề, một ngƣời đứng tên đăng ký thành lập nhiều DN... làm cho các cơ quan quản lý khó thực hiện hậu kiểm, hoặc DN không hợp tác, thiếu thiện chí cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Việc phân công, phân cấp trong hậu kiểm DN còn lúng túng, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, nên công tác phối hợp thiếu chặt chẽ.
Thứ hai, đội ngũ nhân lực làm công tác đăng ký kinh doanh chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu công việc. Nguồn nhân lực nghèo nàn, thiếu thốn cán bộ chuyên trách cũng đang đặt ra cho Phú Thọ những thác thức. Tỉnh Phú Thọ là một trong những trọng điểm kinh tế phía Bắc, thu hút số lƣợng nhà đầu tƣ tƣơng đối lớn, tuy nhiên số lƣợng cán bộ của phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ hiện tại chỉ là 6 cán bộ. Vì thế, khối lƣợng công việc phải giải quyết hàng ngày là rất lớn, không thể tránh khỏi ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc. Lực lƣợng nhân lực mỏng đang là một yếu điểm của phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba, cơ sở kỹ thuật còn lạc hậu, đầu tƣ cho trang thiết bị máy móc hiện đại
còn hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển hiện tại. Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ chƣa có trang thông tin đăng ký kinh doanh trực tuyến riêng dành cho ngƣời thành lập doanh nghiệp tự đăng ký kinh doanh qua mạng Internet mà mới chỉ hƣớng dẫn chung trên Website của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân là do công tác quản lý hành chính vẫn mang nặng tính truyền thống, chƣa cập nhật ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành. Đồng thời, trình độ công nghệ thông tin của ngƣời thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đồng đều, tập quán thực hiện thủ tục hành chính theo lối truyền thống vẫn ăn sâu vào tiềm thức của nhiều nhà đầu tƣ Phú Thọ. Chính vì vây, công tác quản lý đăng ký kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn khi chỉ đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ tư, các cơ quan (đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, công an và các cơ
quan quản lý ngành, nghề có điều kiện) chƣa phát huy hết đƣợc công suất làm việc. Cụ thể các cơ quan này cần tiếp tục duy trì việc giải quyết thủ tục sớm hơn ít nhất 01 ngày so với quy định. Hiện tại, tại Phú Thọ quy chế phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành trong quản lý nhà nƣớc về thành lập và sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp chƣa phát huy đƣợc hiệu quả rõ rệt; đặc biệt là cần có sự phân công, phân cấp quản lý rõ ràng, nhằm tăng cƣờng trách nhiệm và sự chủ động phối hợp của các cấp, các ngành; để xây dựng đƣợc nội dung này, địa phƣơng cần bố trí một khoản kinh phí cho việc đánh giá thực trạng và nghiên cứu ban hành quy chế này.
Thứ năm, hoạt động của cổng thông tin điện tử của tỉnh Phú Thọ mới chỉ dừng
ở mức có nhƣng chƣa phát huy hiệu quả. Mặc dù Phú Thọ đã có cổng thông tin của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ nhƣng thông tin nghèo nàn, không đƣợc thƣờng xuyên cập nhật nên việc thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về doanh nghiệp; công khai minh bạch các cơ chế chính sách của tỉnh, các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trên phƣơng tiện này chƣa phát huy tác dụng.
Thứ sáu, công tác đối thoại với doanh nghiệp; đặc biệt là chủ động giao cho
các cấp, các ngành tổ chức các cuộc đối thoại theo từng chuyên ngành, lĩnh vực riêng, nhằm truyền tải những nội dung hữu ích, ghi nhận, xử lý phản ánh đúng nội dung trọng tâm đến các đối tƣợng doanh nghiệp cần quan tâm theo từng chuyên ngành, lĩnh vực chƣa đƣợc triển khai đúng mức tại Phú Thọ. Vì vậy, tỉnh cần có kế hoạch cũng nhƣ xây dựng ngân sách cho những chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, để công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai kinh doanh không chỉ mang tính hình thức mà thực sự phát huy hiệu quả.
Thứ bảy, việc ứng dụng công nghệ thông tin theo chƣơng trình cải cách hành
chính của tỉnh chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Cụ thể, phần mềm rà soát danh sách doanh nghiệp giữa 3 cơ quan (Kế hoạch và Đầu tƣ, Thuế và Thống kê), phần mềm số hóa hồ sơ doanh nghiệp để thực hiện cập nhật hồ sơ doanh nghiệp lên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, phục vụ công tác tra cứu và lƣu trữ hồ sơ doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp mới đƣợc triển khai năm 2011, vẫn còn dang dở, chƣa thực sự phát huy hiệu quả, việc tra cứu tìm kiếm thông tin doanh nghiệp chƣa nhanh chóng, đơn giản. Hiện tại, ở Phú Thọ việc triển khai đăng ký doanh nghiệp qua hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia hầu nhƣ chƣa có. Do đó, trong thời gian tới, cần có những biện pháp cụ thể để công tác này đƣợc đi vào hoạt động, thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và sự dễ dàng quản lý cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nhƣ vậy, thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi sử dụng chọn mẫu phân tầng có tỷ lệ (theo quy mô, vị trí địa lý và loại hình doanh nghiệp) với sai số thống kê 2%, có thể suy rộng kết quả cho tổng thể để phân tích thực trạng quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó thấy đƣợc hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý đăng ký kinh doanh và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ