Các phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên thường được sử dụng trong gia đình

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 85)

- Nêu cao hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong UBND xã được phân công phụ trách các

1.4.3.Các phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên thường được sử dụng trong gia đình

sử dụng trong gia đình hiện nay.

Phương pháp giáo dục đạo đức là những cách thức, con đường tác động của nhà giáo dục (cha, mẹ....) tới ý thức, tình cảm và ý chí của đối tượng giáo dục (con cái) nhằm mục đích hình thành niềm tin, kỹ xảo, thói quen, hành vi đạo đức ở đối tượng giáo dục.

Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình, mỗi phương pháp có những mặt mạnh của nó. Việc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giáo dục sẽ gây ra một sự tác động tổng hợp tới các em thiếu niên.

- Phương pháp thuyết phục.

Trong gia đình phương pháp thuyết phục thường được các bậc cha mẹ sử dụng. Thuyết phục là sự tác động cả cha mẹ đến con cái bằng lời nói để giảng giải cho con hiểu được các quan niệm, các chuẩn mực đạo đức, để tin tưởng vào cha mẹ và chính bản thân các em.

Trong thuyết phục vừa có giảng giải, vừa có đàm thoại tranh luận giữa cha mẹ và con cái. Thuyết phục chỉ có hiệu quả khi giữa cha mẹ và con cái không xuất hiện một hàng rào tâm lý, tức là không có thái độ thờ ơ, chống đối của con cái hay sự thành kiến của cha mẹ đối với con. Trong gia đình khi tiến hành thuyết phục, cha mẹ cần lưu ý:

+ Tránh kiểu nói dài dòng, khích bác, có ý ám chỉ phê bình, coi thường trẻ em. + Khi thuyết phục các em thiếu niên, cha mẹ cần tỏ thái độ ân cần, thông cảm, xúc động trước vấn đề đưa ra giảng giải với tất cả tâm hồn và niềm tin.

+ Cha mẹ cần tế nhị, khôn khéo lựa chọn thời điểm đưa vấn đề ra để thuyết phục.

+ Khi thuyết phục con cha mẹ cần dựa vào trình độ hiểu biết, tính cách của con để giảng giải thuyết phục.

+ Khi thuyết phục con cha mẹ cần đưa ra được những biểu tượng, những kinh nghiệm hành động thực tiễn trong cuộc sống, từ những tấm gương trong sáng, gần gũi và dễ hiểu.

- Phương pháp nêu gương.

Con người, nhất là các em ở độ tuổi thiếu niên vốn có bản chất tốt đẹp, hướng thiện, luôn hướng theo những gương tốt của người thật việc thật, của các nhân vật tốt trong phim truyện, văn học, của những anh hùng hào kiệt, những người nổi tiếng thành đạt.... song, tấm gương tốt nhất, mà con cái thường hay

noi theo là tấm gương của ông, bà, cha mẹ trong gia đình. Vì vậy, để giáo dục con cái có đạo đức tốt thì trước hết cha mẹ phải là tấm gương sáng về mọi mặt để con noi theo, cụ thể là:

+ Cha mẹ sống với nhau hoà thuận, thuỷ chung, nhân ái, thương yêu nhau cả khi đau yếu, đói khổ lẫn khi no đủ sung sướng.

+ Cha mẹ cần sống lương thiện, làm ăn chân chính, trung thực, lịch thiệp, gọn gàng, sạch sẽ, kỷ luật, khiêm tốn.

+ Cha mẹ cần luôn chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm, sẵn sàng hi sinh cho con cái. + Cha mẹ luôn cư xử với mọi người chân thành, trên kính dưới nhường, khoan dung độ lượng.

+ Ở lứa tuổi thiếu niên, vai trò gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì ở tuổi này, các em có vốn tri thức nhất định để phân tích, so sánh, nhận xét các hiện tượng trong gia đình, ngoài xã hội. Đồng thời các em còn được nhà trường, đoàn thể giáo dục cho những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cần thiết. Do đó, nếu như trước đây ở độ tuổi nhỏ hơn các em bắt chước tất cả các hành vi của cha mẹ thì giờ đây, các em có thể phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Nếu cha mẹ làm những việc xấu, không những uy tín của họ với con cái bị giảm sút mà sự kính trọng, niềm tin con cái dành cho họ cũng bị sứt mẻ. Nêu cha mẹ kịp thời sửa chữa sai lầm chính là nêu gương sáng về tự giáo dục, tự rèn luyện cho con cái noi theo. Nếu cha mẹ không sửa chữa lỗi lầm mà còn dùng uy quyền của mình trong gia đình để áp đặt con cái phải làm theo ý mình thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ vô cùng nặng nề căng thẳng, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Vấn đề gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục gia đình. Song để thể hiện được điều đó thì quả thực là vô cùng khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá quá mức vai trò nêu gương của cha mẹ trong giáo dục đạo đức cho thiếu niên. Bởi vì trên thực tế, có những bậc cha mẹ

rất gương mẫu, xứng đáng là người công dân chân chính nhưng giáo dục gia đình lại thất bại, thậm chí con cái rất hư đốn. Ngược lại, cũng có những bậc cha mẹ có đạo đức không tốt, vậy mà con cái họ vẫn ngoan ngoãn, đạo đức tốt. Do đó phương pháp nêu gương vẫn kết hợp với phương pháp giáo dục khác.

- Phương pháp rèn luyện thói quen đạo đức.

Trong cuộc sống của con người, có những hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen đạo đức của người đó. Việc rèn luyện để trẻ có những thói quen đạo đức là rất cần thiết. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sống của từng gia đình, phương pháp rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên muốn rèn luyện cho trẻ bất kỳ một thói quen nào, các bậc cha mẹ đều cần phải làm cho trẻ hình dung được những thao tác, hành động cụ thể và ngay từ đầu phải thực hiện một cách chính xác, có hệ thống. Do đó, trong gia đình việc rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ phải tiến hành bên bỉ, liên tục, kiên trì, không thể nóng vội, cha mẹ không chỉ giúp con cái về mặt kỹ thuật bên ngoài mà cần làm phát triển những phẩm chất bên trong của trẻ như rèn luyện đạo đức cho thiếu niên đều rất khó khăn lúc ban đầu. Song nếu cha mẹ thường xuyên yêu cầu, hướng dẫn trẻ làm lại nhiều lần thành nề nếp, gắn bó với nếp sống của trẻ thì sẽ hình thành được những thói quen đạo đức cho trẻ.

- Phương pháp khen thưởng.

Khen thưởng là phương pháp khoa học kỹ thuật các hành vi tốt đẹp của con người và những cố gắng, nỗ lực của con người. Khen thưởng trong gia đình có nhiều hình thức như biểu dương lời nói, tặng thưởng hiện vật.... Song, các bậc cha mẹ nên lưu ý rằng không phải bất cứ việc khen thưởng nào cũng có ý nghĩa giáo dục tích cực. Ý nghĩa giáo dục của việc khen thưởng càng lớn khi khen thưởng không chỉ đơn giản đánh giá kết qủa mà còn nổi bật được sự nỗ lực của cá nhân, động cơ, phương thức hoạt động của cá nhân. Khi khen thưởng, cha mẹ cần làm cho các em thiếu niên biết quý trọng việc làm, kết quả

của sự việc được khen thưởng chứ không nên để các em chỉ coi trọng lời khen và phần thưởng.

Khen thưởng, các bậc cha mẹ lưu ý:

+ Khen thưởng cần kịp thời để động viên, khích lệ trẻ duy trì và phát triển những thành tích đã đạt được, nhưng cần phải tránh việc khen thưởng một cách dễ dãi tạo nên tâm lý tự mãn quá sớm hoặc coi thường sự khen thưởng ở trẻ.

+ Khen thưởng phải công bằng, không nên thiên vị, vì yêu mến khen còn ghét thì không khen.

+ Khen thưởng phải đúng mực, chỉ khen người làm tối, đừng nên tiếc lời khen. + Khen thưởng cần tuyệt đối tránh để trẻ chạy theo lợi ích vật chất.

- Phương pháp kỷ luật, trừng phạt.

Phương pháp kỷ luật, trừng phạt là những tác động của cha mẹ vào con cái để biểu hiện thái độ không đồng tình, phản đối của cha mẹ đối với những hành vi, hành động trái với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo đức của trẻ. Đây là phương pháp cần thiết để điều chỉnh, uốn nắn những hành vi sai lệch của trẻ.

Kỷ luật, trừng phạt trẻ có nhiều hình thức như quở mắng, khiển trách, viết kiểm điểm, không cho đi chơi, đánh đòn.... nhằm hai mục đích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Để răn đe, ngăn chặn những thành viên khác chưa mắc lỗi không mắc phải lỗi lầm đó.

+ Khi tiến hành các hình thức kỷ luật, trừng phạt, các bậc cha mẹ cần lưy ý: + Cha mẹ không nên thực hiện các hình thức kỷ luật, trừng phạt con khi đang ở trong cơn bực tức, nóng giận.

+ Cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các hình thức trừng phạt như trói, xỉ vả, chửi rủa, đuổi con ra khỏi nhà, bắt con nhịn cơm....

+ Trước khi trừng phạt, cần làm cho trẻ nhận thức được rằng việc trừng phạt là điều công bằng, xác định và rất cần thiết, chứ không phải là một sự trừng trị, báo thù, trừng phạt cho hả giận.... đồng thời cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mắc lỗi, chỉ cho trẻ thấy để trẻ tự sửa chữa. Khi trẻ đã sửa chữa khuyết

điểm rồi, đừng nên nhắc đi nhắc lại lỗi của trẻ khiến trẻ xấu hổ, tức giận và không được có thành kiến với trẻ.

Tóm lại, khi giáo dục đạo đức cho thiếu niên, các bậc cha mẹ nên sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục trong gia đình tuy thuộc vào tính cách của trẻ, tuỳ thuộc vào những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, khi cha mẹ sử dụng bất cứ phương pháp giáo dục đạo đức nào cũng cần có mức độ, giới hạn, không nên quá lạm dụng nó.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THIẾU NIÊN TRONG CÁC GIA ĐÌNH

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình việt nam hiện nay.

Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức – xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội nhằm đạt tới chân - thiện - mĩ. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống trên nền tảng của hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội

Ngày nay giáo dục đạo đức cho thiếu niên là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.

Về góc độ xã hội: ở lứa tuổi THCS sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, đùa nghịch có những lúc, những nơi các em có những biểu hiện hành vi không đúng, không phù hợp với lứa tuổi. Ở giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em như: Tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có khó khăn trở ngại lại buông xuôi chán nản. Lứa tuổi này các em cảm thấy cái gì

cũng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti hoặc hiếu thắng dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc mình vi phạm nhân cách mà không hề biết.

Các bậc cha mẹ, các thầy giáo, các nhà quản lý cũng như các thành viên xã hội đang rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh. Điều đáng chú ý là sự sa sút đạo đức của thiếu niên không những đang tăng lên về mặt số lượng mà tăng lên cả về mức độ nguy hại dẫn đến thiếu niên thường có biểu hiện như:

- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười học, lười lao động, hay trốn học để đi chơi.

- Thiếu lễ phép với thầy cô, với người lớn, với cha mẹ, đặc biệt có trường hợp xúc phạm thầy, cô giáo.

- Hay gây gổ, nói tục, chửi bậy, cắt, nhuộm tóc, ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Mất trật tự ngoài xã hội, la cà ăn uống, tham gia các nhóm đánh nhau, cá biệt còn có học sinh bỏ nhà đi qua đêm, đi theo sự rủ rê của bạn bè cùng lứa tuổi đã bỏ học.

- Gian dối, quay cóp, càng lên lớp trên hiện tượng quay cóp càng tăng. - Nạn nghiện hút, ma tuý đang xâm nhập một số trường học.

- Sinh hoạt tình dục sớm, số em gái vị thành niên nạo hút thai ngày càng tăng. - Chưa có động cơ phấn đấu cao trong học tập.

- Mơ hồ về truyền thống dân tộc, chưa tự hào về truyền thống dân tộc và con người Việt Nam.

- Chưa có động cơ phấn đấu cao trong học tập để góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu tiến kịp các nước phát triển đáng lo ngại đối với các em thiếu niên hiên nay mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.

Nhìn chung, đạo đức của thiếu niên nói chung và học sinh THCS nói riêng đang giảm sút . Tuy theo các kết quả điều tra trên quy mô lớn, đạo đức vẫn còn

ở vị trí cao trong bậc thang giá trị xã hội, nhưng có những biểu hiện đáng lo ngại như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, ý thức đạo đức đi xuống đã xâm nhập vào nhà trường. Động cơ học tập vì dân giàu nước mạnh, vì lý tưởng còn mờ nhạt. Song những mặt yếu tố này ít có dịp bộc lộ công khai trong nhà trường, nên những người làm công tác giáo dục dễ bỏ qua.

Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em thiếu niên. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Thiếu niên rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong các gia đình là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.

2.2. Những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đạo đức trong thiếu niên hiện nay

Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó. Đạo đức của thiếu niên ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Thứ nhất, trẻ thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình.

Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 85)