Bản chất tâm lý của việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

- Nêu cao hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong UBND xã được phân công phụ trách các

1.4.1.Bản chất tâm lý của việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình

trong gia đình

1.4.1. Bản chất tâm lý của việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong gia đình. gia đình.

Giáo dục đạo đức là nội dung bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Giáo dục đạo đức phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục đạo đức vì sự phát triển con người và vì sự phát triển xã hội.

Nhà trường có vai trò định hướng trong giáo dục đạo đức còn gia đình là môi trường phương tiện để giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không thể tách rời gia đình và nhà trường, đoàn thể, xã hội.

Mục đích của giáo dục đạo đức của thiếu niên trong gia đình là nhằm giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, sau này trở thành những công dân gương mẫu, có những phẩm chất tốt đẹp trong lao động và trong lối sống, có ý chí bản lĩnh, sáng tạo, năng động, trách nhiệm cao.

Trước hết muốn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, cha mẹ phải hiểu con cái. C.Mác đã từng nói: “để tác động mang lại kết quả thì cần phải biết được thứ vật liệu mà ta sẽ tác động vào nó”, ý kiến này của C.Mác rất đúng với việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên. Lứa tuổi thiếu niên có những đặc điểm tâm lý khác với những lứa tuổi khác, đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp thì sự giáo dục của cha mẹ mới đạt hiệu quả cao. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Người lớn thường không hiểu “cái tôi” của trẻ. Chỉ có thể hiểu con cái khi cha mẹ tôn trọng và gần gũi vì con cái. Sự vội vàng, không lắng nghe, không tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới nội tâm của con, chỉ tin tưởng vào kinh nghiệm của mình.... là những nguyên nhân tạo nên hàng rào tâm lý ngăn cách cha mẹ với con cái, đồng thời còn tạo ra khả năng “tự vệ tâm lý” của trẻ em với cha mẹ, người lớn.

Mặt khác, cha mẹ cũng cần phải tác động vào tình cảm và ý chí của con trẻ để chuyển tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức. Việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với người thật, việc thật có tác động mạnh gấp nhiều lần so với lý thuyết dài dòng về những điều nên làm và những điều không nên làm. Việc thực người thực có khả năng đi thẳng vào niềm tin của trẻ, trở thành hành vi mẫu mực để trẻ noi theo. Gia đình có nhiều thuận lợi để làm việc đó. Tấm gương của ông, bà, cha mẹ trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức nhất là đối với cá em thiếu niên, bởi vì các em đã có một vốn kiến thức nhất định nên đã có thể phân tích, so sánh, đánh giá các hiện tượng xung quanh mình. Nếu cha mẹ làm những điều sai, điều xấu, uy tín của họ đối với con cái sẽ giảm sút, dẫn đến làm giảm sút niềm tin đạo đức của con trẻ. Đó là nhu cầu

hàng đầu của đời sống tinh thần, thế giới tinh thần, nói lên trình độ trưởng thành đạo đức và nhân cách của con người.

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 34)